TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/1/2025
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lượt truy cập: 244861
  HỌAT ĐỘNG UBND

  Bài Tuyên Truyền về tình hình biển đông Trung Quốc hạ đặt giàn khoan hải dương- 981 vào vùng biển của Việt Vam
23/05/2014

 

            Khoảng 05 giờ 22 phút ngày 01/5/2014, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện Giàn khoan nước sâu “Haiyang Shiyou-981” (dịch sang tiếng Việt là “Giàn khoan Hải Dương-981”)và 03 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam.Đến 16 giờ ngày 02/5/2014,Giàn khoan Hải Dương-981 được thả trôi tại tọa độ 15o2958” vĩ Bắc - 111o 1206” kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý cùng 27 tàu bảo vệ của Trung Quốc.  

Đến ngày 07/5, số tàu hộ tống, bảo vệ của Tung Quốc tăng lên 83 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự. Bên cạnh đó, Trung Quốc huy động nhiều lượt máy bay trinh sát, quân sự bay sát theo dõi, uy hiếp tàu ta. Đồng thời, Trung Quốc thường xuyên huy động 03- 04 tàu cá vũ trang hoạt động cách Đông Đà Nẵng 45 hải lý và 7 tàu cá vũ trang cách phía Đông Lý Sơn 40 hải lý để trinh sát tình hình.

 

Ngay sau khi phát hiện Giàn khoan Hải Dương- 981 di chuyển va hoạt động tại vùng biển của ta, ta đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh cả trên thực địa, ngoại giao, tuyên truyền, vận động quốc tế, cụ thể:

 

Các cơ quan chức năng của ta đã tổ chức trực chỉ huy chặt chẽ, tăng cường nhiều tàu của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển ra thực địa kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta.

Với lực lượng tàu bảo vệ Giàn khoan Hải Dương-981 luôn duy trì gấp 2-3 lần số tàu của ta, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động liều lĩnh, manh động vay ép, đâm va vào tàu ta, thậm chí dùng vòi phun nước áp lực cao phun thẳng đài chỉ huy, hầm máy, cửa kính gây hư hại thân tàu và thiết bị trên tàu. Tuy số lượng ít hơn nhưng các lực lượng của ta đã kiên cường đấu tranh,ngăn cản việc định vị Giàn khoan Hải Dương-981.Cho đến nay, mặc dù nhiều tàu của ta đã bị tàu Trung Quốc đâm, phun nước và uy hiếp, một số nhân viên của ta bị thương, các lực lượng thực thi pháp luật của ta vẫn bám trụ kiên cường, dũng cảm, bình tĩnh trên thực địa, tiếp cận phản đối, kết hợp nhiều biện pháp kiên quyết ngăn cản, làm chậm tiến độ triển khai Giàn khoan của phía Trung Quốc; cung cấp hình ảnh, tư liệu để đấu tranh trên báo chí, dư luận trong và ngoài nước.

 

 Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh ngoại giao quyết liệt.Ta đã nhiều lần tiếp xúc đấu tranh ngoại giao (tại Hà Nội và Bắc Kinh); Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Trưởng đoàn đàm phán về biên giớ lãnh thổ cấp Chính phủ phía Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngày 04/5; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (06/5). Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao của ta phát biểu phản đối (ngày 04/5), Bộ Ngoại giao ta gửi Công hàm tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc để phản đối việc làm bất hợp pháp của Trung Quốc (04/5).

Tại các cuộc tiếp xúc, điện đàm, cũng như trong nội dung Công hàm của Bộ Ngoại giao, ta đã kiên quyết phản đối Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bác bỏ quan điểm, hành vi sai trái của phía Trung Quốc, khẳng định và nhấn mạnh:

Khu vực Giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; hoạt động của Giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC), vi phạm Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, các thỏa thuận liên quan khác giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước.Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay Giàn khoan và các tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý , chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địađược xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay, vô điều kiện Giàn khoan và tàu thuyền ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; tôn trọng luật pháp quốc tế, chứng cứ lịch sử chủ quyền của Việt Nam.

 

            Liên Hợp quốc: Ngày 09/5, Người Phát ngôn Liên Hợp quốc Farhan Haq cho biết Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.Trong cuộc họp báo cùng ngày, ông Farhan Haq cũng hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có “Hiến chương Liên Hợp quốc”.

             Hoa Kỳ: Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 07/5/2014 (sau họp báo quốc tế của ta), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki cho biết “Chúng tôi cực kỳ quan ngại về cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm của tàu bè tại các vùng biển có tranh chấp.Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế.”

            Chiều  ngày 09/5, 06 Thượng nghị sĩ chủ chốt của hai Đảng Dân chủ và Cộng Hòa, trong đó có Chủ tịchThường trực Thượng viện Patrick Leahy, Chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Menendez, Chủ tịch Tiểu bang Châu Á- Thái Bình Dương Ben Cardin đã ra tuyên bố chung bày tỏ sự quan ngại, cho rằng việc các tàu của Trung Quốc bao vây và tông, va vào các tàu chấp pháp Việt Nam là hành vi hung hăng, hiếu chiến; các hành động của Trung Quốc dựa trên những yêu sách lãnh thổ không có cơ sở theo luật pháp quốc tế, diễn ra trong vùng đặc quyền king tế của Việt Nam; kêu gọi chính phủ Mỹ và các quốc gia có trách nhiệm lên tiếng yêu cầu Lãnh đạo Trung Quốc có bước đi giảm leo thang căng thẳng, trở lại nguyên trạng.

            Liên minh châu Âu (EU): Cơ quan phụ trách đối ngoại của châu Âu ra tuyên bố kêu gọi các bên cần tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tránh những hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực. Tuyên bố viết : “ EU lo ngại các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh trong khu vực, bằng chứng là các vụ va chạm gần đây giữa các tàu của Việt Nam và Trung Quốc”. EU đề nghị “các bên liên quan tìm kiếm giải pháp hòa bình và hợp tác, phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và tiếp tục đảm bảo tự do và an toàn hàng hải” và kêu gọi “các bên thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm căng thẳng và tránh đưa ra các hành động đơn phương có thể gây bất lợi cho hòa bình và ổn định tại khu vực”.

ASEAN:  Ngày 10/5, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN,các Bộ trưởng đã ra Tuyên bố, bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực.Các Bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.Các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định,an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như Tuyên bố Nguyên tắc 06 điểm của ASEAN về Biển Đông và Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15,Kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).Các Bộ trưởng đồng thời kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin.Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cẩn thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (DOC).

 

Những việc làm sai trái và lời lẽ ngang ngược của phía Trung Quốc lộ rõ ý đồ từng bước độc chiếm Biển Đông, hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, bành trướng, bá quyền trong khu vực và thế giới.

             Chủ trương, biện pháp đấu tranh của ta trong thời gian tới:

             Thứ nhất, cần phải ứng phó một cách kiên quyết, bền bỉ, linh hoạt, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhằm vừa giữ được chủ quyền của ta, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển Đất nước vừa duy trì được cục diện quan hệ với Trung Quốc.

            Thứ hai, cần tiếp tục chủ động, kiên trì đẩy mạnh đồng bộ đấu tranh trên thực địa, đấu tranh ngoại giao, công tác thông tin tuyên truyền và đấu tranh dư luận, tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng và trong nhân dân; đồng thời tranh thủ cao nhất sự ủng hộ quốc tế đối với chủ quyền lãnh thổ của ta, lập trường chính nghĩa của ta.

 

             Bằng các lực lượng, phương tiện, phương thức tuyên truyền làm cho việc cán bộ, đảng viên, người dân đồng tình, tin tưởng, ủng hộ, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.Khẳng định việc Trung Quốc đưa Giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu thuyền vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm DOC, vi phạm Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc và các thỏa thuận liên quan khác.Trong khi kiên quyết phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, cần tránh kích động hận thù dân tộc; thể hiện được thái độ yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa của Việt Nam.

     Đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyết tâm của Đảng, Nhà nước về việc giữ gìn sự toàn vẹn của lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; giữ vững hoà bình, độc lập, chủ quyền, giải quyết sự việc bằng biện pháp hòa bình. Biểu dương, khích lệ các lực lượng chức năng của ta, ngư dân đang kiên cường, dũng cảm, mưu trí đấu tranh trên thực địa, trên mặt trận ngoại giao, tuyên truyền, kinh tế, và các lĩnh vực khác.

     Quan tâm tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước; định hướng nhận thức, tình cảm, hành vi của giới trẻ; tăng cường hiểu biết; phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn, Đội, Hội trong việc triển khai các hoạt động, đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

     Tăng cường khối đoàn kết toàn dân, toàn quân, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, tranh thủ mức cao nhất sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.

     Vận động các tầng lớp nhân dân thể hiện tinh thần yêu nước bằng những việc làm yêu nước thiết thực tham gia lao động sản xuất, không tụ tập đông người biễu tình, không bị kẻ xấu lợi dụng kích động biễu tình trái pháp luật gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

UBMTTQ VN xã Long Phước
|

Nội dung khác

  Cần sử dụng người có năng lực thực sự.(9/17/2018 12:00:00 AM)
  Thông báo tuyển dụng lao động(7/12/2016 12:00:00 AM)
  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 825 504 - Fax: (84.064) 3 825
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu