Năm 2014, Uỷ ban nhân dân xã đã tích cực
đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, bám sát thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho
phát triển kinh tế - xã hội. UBND xã đã chỉ đạo Công chức Tư pháp-Hộ tịch hoàn
thành tốt các nhiệm vụ công tác tư pháp được giao. Trong năm 2014, UBND xã đã
chỉ đạo:
Xây
dựng Kế hoạch công tác năm 2014 để thực
hiện tốt công tác tư pháp phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa
phương; trên cơ sở công tác trọng tâm của Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ
từng nội dung công việc trọng tâm, thời hạn thực hiện, đơn vị chủ trì, đơn vị
phối hợp... Do vậy, công tác Tư pháp của xã đã được triển khai thực hiện một
cách chủ động, đồng bộ ở địa phương ngay từ tháng đầu, quý đầu của năm.
Trong năm qua UBND xã tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành theo hướng vừa bám sát kế hoạch, vừa mềm dẻo, linh hoạt trong từng việc cụ
thể. Trong đó, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải đảm bảo luôn gắn
liền với thực tiễn, bám sát yêu cầu nhiệm vụ và với phương châm hướng về lĩnh
vực Tư pháp. Chỉ đạo Công chức Tư pháp kịp thời hướng dẫn và giải quyết vướng
mắc phát sinh trong thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ tư pháp tại địa phương. Qua đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã
quan tâm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo ngày càng sâu sát đối với công tác tư
pháp; cơ chế phối hợp có tính liên ngành, đa
cấp trong tổ chức thực hiện công tác tư pháp ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả.
Giúp Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 trên địa
bàn xã:
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
trong năm 2014, Uỷ ban nhân dân xã đã chỉ đạo Công chức Tư pháp tham mưu việc tổng
kết thi hành Hiến pháp năm 1992 và triển khai thực hiện hoàn thành tốt việc tuyên
truyền những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 đến tất cả CBCCVC và nhân
dân trên địa bàn gồm 02 lượt với 217 người tham dự.
Công tác xây dựng,
soạn thảo, thẩm định văn bản QPPL: Trong năm qua Uỷ ban nhân dân xã
đã chỉ đạo Công chức Tư pháp phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã và các ban
ngành đoàn thể tham mưu việc ban hành 06 văn bản quy phạm pháp luật ;
trong đó gồm 04 Nghị quyết và 02 Quyết định của UBND xã và 218 văn bản hành
chính thông thường. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ thẩm định, Công chức Tư
pháp đã chủ động trao đổi trực tiếp với các ban ngành soạn thảo và các cơ quan
có liên quan; lấy ý kiến thẩm định đến các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực
tiếp của văn bản nên các ý kiến thẩm định đều có chất lượng cao.
Công tác tham gia ý
kiến xây dựng pháp luật: Chỉ
đạo Công chức Tư pháp trực tiếp tham gia ý kiến đóng vào 01 Dự thảo Luật Căn
cước công dân; đóng góp ý kiến 01 văn bản QPPL của Thanh tra thành phố soạn thảo Quy trình giải quyết khiếu nại, tố
cáo và Bộ chỉ số tiêu chí chấm điểm CCTTHC. Các ý kiến tham gia của địa
phương đều đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian.
Về công tác tập hợp,
rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật: Ngay từ đầu năm 2014 UBND xã đã ra Quyết định số
210/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 về việc ban
hành Kế hoạch thực hiện công tác
rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn xã Long Phước.
Bên cạnh đó còn xây dựng kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 22/4/2014 về việc Rà
soát thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực Tư pháp, Địa chính, chính sách xã
hội, công an trên địa bàn xã Long Phước năm 2014.
Chỉ đạo Công chức Tư
pháp trực tiếp rà soát 06 văn bản QPPL của HĐND và UBND, qua rà soát có 06
văn bản còn hiệu lực và không có văn bản hết hiệu lực; Trong 06 văn bản còn
hiệu lực có 02 văn bản là Quyết định, 04 văn bản là Nghị quyết HĐND ban hành.
Nhìn chung, công tác xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của địa phương trong năm 2014 tiếp tục đi vào nền nếp. Nội
dung các văn bản quy phạm pháp luật của xã bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống
pháp luật, đa số các văn bản quy phạm pháp luật đã được thẩm định trước khi ban
hành, tác động tích cực đến sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Trong đó, Công
chức Tư pháp đã tích cực tham mưu với UBND xã xây dựng, triển khai các kế hoạch
rà soát, kiểm tra, đề xuất, xử lý, hoàn thiện
văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực
liên quan đến đất đai, môi trường… Tuy nhiên, số lượng các văn bản thẩm định không nhiều, nhưng nội dung các
văn bản ngày càng phức tạp; trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác này còn
thiếu kinh nghiệm nên công tác thẩm định vẫn còn chậm so với yêu cầu. Nguồn
kinh phí còn hạn chế, chế độ đãi ngộ chưa rõ ràng nên công tác xây dựng, thẩm
định văn bản QPPL chưa huy động được đội ngũ chuyên gia tham gia. Do đó, nội
dung thẩm định chủ yếu là đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với hệ
thống pháp luật, chưa đánh giá được tính khả thi hoặc tác động đối với đời sống kinh tế xã hội, chưa tham
mưu, đề xuất được những cơ chế chính sách có tính đột phá nhằm đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn.