Thời gian gần đây, nông sản của Việt Nam nhất là trái cây, rau quả đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đó là một tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp nước ta và cho nông dân. Thế nhưng, điệp khúc được mùa rớt giá, trồng rồi chặt, chặt rồi trồng lại cứ tiếp diễn. Chúng ta đã nhiều lần tổ chức những chiến dịch giải cứu nông sản cho nông dân từ củ hành, củ tỏi, dưa hấu, cà chua, trái thanh long, quả chuối và giờ lại đến thịt lợn, chưa bao giờ con lợn lại bị rớt giá thê thảm và kéo dài như hiện nay. Gần đây, xu hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tích tụ ruộng đất lại làm nóng lên trong các diễn đàn, hội thảo, những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được in dày trên các tờ báo và được phổ biến trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng. Lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức đưa nông dân tiêu biểu tham quan học tập những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến nhằm mang về áp dụng tại Việt Nam. Đành rằng, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay nhưng cũng phải cần có lộ trình thích hợp chứ không nên phát động ồ ạt, đại trà vì đầu ra cho sản phẩm mới là khâu quan trọng. Phát triển nông nghiệp để làm giàu là đích đến, phát triển nông nghiệp một cách bền vững mới là mục tiêu chúng ta cần đạt được. Nông dân là những người trực tiếp sản xuất, canh tác. Việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tích tụ ruộng đất chỉ là một vấn đề trong nhiều vấn đề của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nên việc này người nông dân phải được ưu tiên bàn thảo, thiếu vai trò của nông dân trong vấn đề này thì sẻ bị nhạt nhẻo, xuôi chiều. Liệu thời gian tới, các ngành chức năng, lực lượng vũ trang, các tổ chức Chính trị - Xã hội và nhân dân cả nước có còn giải cứu cho loại nông sản nào nữa không, ? Đó là câu hỏi được đặt ra từ những người nông dân trước thực trạng của giá cả, thị trường nông sản hiện nay. Để trả lời cho câu hỏi này, trước mắt cần thực hiện ba giải pháp: Một là tổ chức, mỡ rộng thị trường nông sản: đây là vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước, phải dự báo được tình hình, nhu cầu của thị trường nông sản, tìm kiếm thị trường để xuất khẩu nông sản ra nước ngoài, quy hoạch lại vùng sản xuất và có kế hoạch tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đề xuất những chính sách hổ trợ doanh nghiệp nông nghiệp, nông hộ. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Hai là tổ chức lại sản xuất: xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, có sự liên kết chặt chẻ, ràng buộc pháp lý giữa doanh nghiệp và nông dân trong cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, tránh sản xuất manh múm, nhỏ lẻ, tự phát không tuân theo quy luật thị trường dẫn đến cung vượt cầu. Ba là đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỷ thuật vào sản xuất: người nông dân phải biết ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, dám mạnh dạn đầu tư sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, giảm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó các nhà khoa học cần nghiên cứu tạo ra những loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Để thực hiện ba giải pháp trên, vai trò của người nông dân là rất lớn. Nhiệm vụ của Cấp ủy, Chính quyền, Hội Nông dân cơ sở càng nặng nề hơn, đây là những nhân tố tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững. Nếu không làm tốt, chúng ta lại phải tiếp tục giải cứu nông sản cho nông dân vì hiện tại giá gà thịt và trứng gà cũng đang giảm mạnh.