Thứ Sáu, 3/1/2025 |
|
|
|
|
|
Mùa thu hoạch lúa |
|
Chăm sóc cây ăn quả |
|
|
|
|
|
Nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách – xã hội giúp nhiều hộ nông dân nghèo đời đời. |
17/09/2018 |
|
Nhờ được tiếp cận kịp thời nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách – Xã hội, nhiều hộ gia đình nông dân nghèo tại xã Long Phước, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ có thu nhập khá.
Nguồn vốn ưu đãi đến tay hộ nghèo kịp thời: Năm 2010, gia đình anh Lê Văn Nhỏ được xét là hộ nghèo chuẩn quốc gia. Để giúp anh có điều kiện thoát nghèo, Hội Nông dân xã bảo lãnh tín chấp cho anh vay 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách – Xã hội tỉnh. Cùng với số tiền dành dụm được, anh đã mua một con bò cái giống để nuôi và thuê thêm đất để trồng hoa màu. Sau 02 năm đàn bò của anh nhỏ phát triển được 03 con. Đầu năm 2012, anh Nhỏ đã bán 03 con bò được 65 triệu đồng và thuê 01 ha đất chuyển sang trồng rau hẹ theo hướng an toàn, nhờ áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất, rau hẹ của anh Nhỏ được thương lái từ thành phố Hồ Chí Minh thu mua nên giá cả và thị trường ổn định, cho gia đình anh thu nhập 80 triệu đồng/năm. Cuối năm 2013 hộ anh Lê Văn Nhỏ đã thoát nghèo. Anh Nhỏ cho biết, nhờ vào 15 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách – Xã hội gia đình anh đã chăn nuôi bò và tích lũy để phát triển nghề trồng rau hẹ. Đến nay, gia đình anh đã có vốn thuê 1,8 ha đất trong 10 năm để trồng tre lấy măng, mãng cầu ta ( quả na ), cây tắc ( quất ) và thu mua, chế biến tỏi, củ hành, ớt, sả để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn làm gia vị chề biến thức ăn. Hiện tại, thu nhập của gia đình anh hơn 200 triệu đồng một năm.
Anh Lê Văn Bình được công nhận hộ nghèo cận quốc gia từ năm 2012, gia đình anh được Ngân hàng Chính sách – Xã hội tỉnh giải ngân 30 triệu đồng từ nguồn giải quyết việc làm. Có vốn, anh Bình đã thuê 2.000m2 đất trồng cỏ và mua 02 con bò sinh sản để nuôi. Sau 03 năm chăn nuôi, đàn bò của anh Bình đã phát triển được 06 con bò sinh sản và bò thịt. Nhận thấy nghề nuôi vỗ béo bò thịt cho lợi nhuận cao nên anh đã chuyển sang chăn nuôi bò thịt vỗ béo theo phương pháp gối đầu. Anh Bình cho biết, nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách – Xã hội nên anh có vốn ban đầu để phát triển nghề chăn nuôi bò. Anh Bình còn cho biết thêm, hiện tại lúc nào trong chuồng bò của anh cũng có từ 06 đến 08 con bò thịt với kích cở khác nhau để cung cấp cho thị trường và nghề chăn nuôi bò vỗ béo đã cho gia đình anh thu nhập từ 120 đến 150 triệu đồng mỗi năm.
Hộ anh Nguyễn Thanh Phong là hộ nghèo chuẩn tỉnh, vào năm 2013, được Hội Nông dân xã bảo lãnh anh vay 30 triệu từ Ngân hàng Chính sách – Xã hội để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Đến nay, đàn bò của anh đã phát triển được trên 12 con bò sinh sản và 04 con bò nuôi thịt. Anh Phong chia sẻ, tuy bò sinh sản hiện nay giá không cao nhưng với phương pháp chăn nuôi khép kín thì trong một năm, thu nhập của gia đình anh từ bán bò giống, bò thịt cũng trên 100 triệu đồng.
Hiện tại, hộ anh Lê Văn Nhỏ, Lê Văn Bình và Nguyễn Thanh Phong đã trả hết vốn vay cho Ngân hàng và có tích lũy để phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Đó chỉ là 03 điển hình phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn ưu đãi. Tại xã Long Phước còn rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo khác đã thoát nghèo bền vững nhờ được tiếp cận kịp thời và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách – Xã hội.
Cho vay đúng đối tượng, kiểm soát, quản lý tốt nguồn vốn: Đến thời điểm hiện tại, nông dân vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách – Xã hội tỉnh được ủy thác qua Hội Nông dân xã Long Phước là 576 hộ được bố trí tại 12 Tổ Tiết kiệm & Vay vốn với tổng dư nợ là 16,636 tỷ đồng từ các chương trình như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, học sinh sinh viên, giải quyết việc làm, trong đó nguồn cho vay giải quyết việc làm chiếm 36,7% trên tổng dư nợ. Trong suốt quá trình triển khai cho vay và giải ngân vốn, cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách – Xã hội luôn đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, chuyển tải nguồn vốn đến kịp thời và đúng đối tượng thụ hưởng. Hội Nông dân xã xem xét, thẩm định chặt chẻ tính khả thi dự án đề nghị vay vốn của nông dân trước khi bảo lãnh tín chấp với Ngân hàng. Sau khi giải ngân, Hội Nông dân xã thường xuyên phối hợp cùng các tổ trưởng Tổ Tiết kiệm & Vay vốn kiểm tra việc sử dụng vốn vay, hướng dẫn, nhắc nhở người vay sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả đồng thời đôn đốc trả nợ khi đến hạn, tích cực vận động nông dân vay vốn gửi tiết kiệm để trả dần nợ gốc. Nhờ vậy, dư nợ của Ngân hàng Chính sách – Xã hội được ủy thác qua Hội Nông dân xã đến nay chưa có nợ xấu, không có lãi tồn động và những hộ nông dân vay vốn đã gửi tiết kiệm được trên 01 tỷ đồng. |
Hội Nông dân xã |
|
|
|
|
|
|
|
  |
|
|
|
|