Thứ Sáu, 3/1/2025 |
|
|
|
|
|
Mùa thu hoạch lúa |
|
Chăm sóc cây ăn quả |
|
|
|
|
|
Quỹ Hổ trợ nông dân giúp nghề chăn nuôi dê tại ấp Phong Phú phát triển mạnh. |
17/09/2018 |
|
“ Nghề chăn nuôi dê bắt đầu nhen nhóm tại ấp Phong Phú từ năm 2010, mới đầu chỉ có 01 hộ, sau vài hộ làm theo với từ hai đến ba con. Đến năm 2015, khi Hội Nông dân xã phát động, nhân rộng mô hình nuôi dê và xây dựng dự án giúp nông dân được vay vốn từ Quỹ Hổ trợ nông dân thì nghề chăn nuôi dê tại ấp phát triển lên đến trên 30 hộ và đàn dê trên 1.000 con như hiện nay. Nhờ chăn nuôi dê mà nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo một cách bền vững ”. Đó là ý kiến nhận xét của ông Lê Huyện phó bí thư Chi bộ, trưởng Ban điều hành ấp Phong Phú, xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nhận thấy ấp Phong Phú có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi dê, đầu năm 2015, Hội Nông dân xã Long Phước đã xây dựng đề án và tiến hành vận động, hướng dẫn nông dân phát triển nghề chăn nuôi dê tại ấp, đồng thời lập dự án đề nghị Quỹ Hổ trợ nông dân ( HTND ) thành phố Bà Rịa và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giải ngân 580.000.000đ cho 20 hộ hội viên đang thiếu vốn. Từ nguồn vốn vay của quỹ HTND, đến nay ấp Phong Phú đã có trên 30 hộ tham gia mô hình nuôi dê sinh sản và thương phẩm ( tập trung tại tổ dân cư số 01 ) và nâng đàn dê từ một vài con vào năm 2010 nay lên đến trên 1.000 con, đã giúp nhiều hộ hội viên nông dân chăn nuôi dê thoát nghèo và trở thành hộ khá.
Hộ anh Đào Văn Trụ cư trú tổ 01 ấp Phong Phú từ 02 con dê cái giống vào năm 2010, đến nay gia đình anh đã phát triển được gần một trăm con dê giống và thương phẩm. Theo anh Trụ nuôi dê không khó, chỉ cần người nuôi chịu khó chăm sóc, chăn thả và cắt lá cây cho ăn thêm. Đặc biệt là chuồng trại phải sạch sẽ, cao ráo, nguồn thức ăn và nước uống phải đảm bảo sạch. Gia đình anh thoát nghèo và có điều kiện cho con ăn học, xây được nhà khang trang cũng nhờ tích lũy từ thu nhập của nghề chăn nuôi dê.
Anh Phạm Văn Bường, Nguyễn Văn Thắng cùng ngụ tại tổ dân cư số 01 là hai hộ phát triển đàn dê nhờ được vay vốn từ quỹ HTND. Lúc ban đầu hộ anh Bường và anh Thắng không biết gì về chăn nuôi dê. Đầu năm 2015, khi được cán bộ Hội Nông dân xã đến vận động, hai anh liền tham gia lớp tập huấn kỷ thuật chăn nuôi dê do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức. Sau đó được quỹ HTND thành phố Bà Rịa giải ngân mỗi người 30.000.000đ, hai anh liền tập trung nguồn vốn vay và vốn tự tích lũy của gia đình đầu tư chuồng trại và dê giống. Với quyết tâm phát triển kinh tế gia đình bằng nghề chăn nuôi dê và kiến thức đã được tập huấn, đến nay anh Phạm Văn Bường đã phát triển đàn dê được 60 con và anh Nguyễn Văn Thắng phát triển được 50 con. Anh Bường và anh Thắng cho biết, sắp tới sẽ tiếp tục đầu tư mỡ rộng chuồng trại và phát triển đàn dê của mình.
Ông Vũ Viết Thụ là một nông dân kỳ cựu tại ấp Phong Phú, đồng thời ông cũng là chi Hội trưởng chi Hội Nông dân ấp. Ông đã trồng nhiều loại cây và đã vươn lên thành hộ khá nhờ cây hồ tiêu. Khi tiếp cận được nguồn vốn từ quỹ HTND tỉnh, ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại, khoanh vùng rào chắn và tổ chức nuôi dê theo hướng an toàn không chăn thả bên ngoài và có sử dụng thức ăn tinh. Hiện tại, đàn dê của ông Vũ Viết Thụ có 50 con, ông Thụ cho biết do giá hồ tiêu giảm sâu và bị chết dây nên ông sẽ phá bỏ vườn hồ tiêu để trồng các loại cây lấy lá cho dê ăn kết hợp thức ăn tinh và sẽ tiếp tục phát triển đàn dê.
Theo ông Vũ Viết Thụ và một số hộ chăn nuôi dê tại ấp Phong Phú cho biết: mỗi dê cái đúng tuổi nếu nuôi đúng kỷ thuật thì mỗi năm sẽ sinh sản được 04 dê con. Sau 100 ngày đến 120 ngày thì dê mẹ tiếp tục phối giống và dê con nặng trung bình khoản 28 kg và có thể xuất chuồng bán thịt, với giá bán dê thịt trung bình hiện nay là 90.000đ một ký thì mỗi năm từ 01 dê mẹ người chăn nuôi thu về khoản 10.000.000đ sau khi trừ chi phí chăn nuôi ( khoản 40% trên doanh thu không tính công lao động ) còn lợi nhuận khoản 6.000.000đ trên một con dê mẹ.
Tuy nhiên, hiện tại người chăn nuôi dê tại ấp Phong Phú đang lo lắng về giá cả và thị trường đầu ra của dê thịt, bên cạnh đó yếu tố thời tiết, dịch bệnh cũng là nguy cơ bất lợi cho việc phát triển đàn dê. Theo Hội Nông dân xã thì nỗi lo của nông dân chăn nuôi dê là có cơ sở vì thời tiết hiện nay hay thay đổi bất thường, giá cả và đầu ra của một số loại nông sản trong đó có thịt dê không ổn định, lên xuống thất thường làm cho nông dân rất dễ bị thua lỗ. Để hạn chế thiệt hại và giảm chi phí đầu vào cho nông dân, Hội Nông dân xã đã phối hợp cùng Trung tâm Dạy nghề và Hổ trợ nông dân tỉnh mỡ lớp đào tạo nghề “ Nuôi và phòng trị bệnh trên dê” cho 30 hộ chăn nuôi dê tại ấp Phong Phú nhằm giúp nông dân có thêm kiến thức, kỷ thuật để áp dụng công nghệ mới vào chăn nuôi dê, phát triển kinh tế gia đình. Sắp tới, Hội Nông dân xã sẽ thành lập tổ Hội nghề nghiệp “ Chăn nuôi dê ” tại ấp Phong Phú và phối hợp cơ quan chuyên môn hướng dẫn nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP để tăng giá trị dê thương phẩm. |
Hội Nông dân xã |
|
|
|
|
|
|
|
  |
|
|
|
|