TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 26/4/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lượt truy cập: 219439
  TRỒNG TRỌT

  Giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn Tỉnh Gia Lai
13/09/2011

Cập nhật lúc 19:35, Thứ ba, 13/09/2011 (GMT+7)

Tuy vậy dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp chiếm trên 65% GDP. Cơ cấu kinh tế nông thôn có tiến bộ nhưng chủ yếu là nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo kiểu tự phát, chạy theo phong trào. Thiên tai, dịch bệnh có xu hướng gia tăng nhưng khả năng phòng-chống, giảm nhẹ thiên tai còn thấp kém.

 

Ngoài sự lạc hậu của cơ sở hạ tầng nông nghiệp thì điều đáng quan tâm là chất lượng nguồn nhân lực nông thôn thấp, chưa đủ khả năng để tự tạo việc làm tại chỗ hoặc tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước. Tỷ lệ lao động chưa được đào tạo ở nông thôn còn cao. Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên, tỷ lệ lao động nghề, đào tạo đại học ở Gia Lai được nâng lên nhưng số tình nguyện về công tác tại địa phương chưa nhiều. Ở vùng nông thôn đã được xóa mù chữ, phổ cập tiểu học nhưng tình trạng tái mù, số tốt nghiệp trung học phổ thông tỷ lệ còn thấp, nhất là các xã đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

 

Nhìn một cách tổng quát: Từ khi thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, nông nghiệp nước ta đã thu được những thành tựu vượt bậc, kinh tế-xã hội nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, chênh lệch về thu nhập và đời sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng.

 

Điều đáng lo ngại là đời sống ở vùng nông thôn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng tuy đã được cải thiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi các chủ trương, chính sách để tác động vào vùng này còn có những thiếu sót, bất cập, chưa nghiên cứu hết những đặc điểm khác biệt, nhất là đặc điểm sản xuất nông nghiệp của nông dân, ngoài yếu tố đất đai họ chưa quan tâm đầy đủ tính thời vụ gắn với sử dụng lao động và nguồn lực.

 

Có những vấn đề cụ thể trong định hướng và chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, có một số điểm chúng ta ít quan tâm như: Việc điều tra, phúc tra các điều kiện về tự nhiên đối với nông nghiệp, nông thôn; dự báo, nâng cao năng lực phòng-chống, giảm nhẹ thiên tai; các dịch vụ bảo hiểm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

 

Vì vậy, khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai, ngoài các giải pháp đã được nêu ra để thực hiện theo từng tiêu chí cụ thể, cần quan tâm đến giải pháp có tính cấp bách, lâu dài là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm cho cư dân nông thôn”. Giải pháp này vừa là động lực, vừa là mục tiêu để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 

Theo đó, ngoài việc đầu tư tiếp tục để nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, phải có chính sách khuyến khích hình thành các doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn, ưu tiên các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động tại nông thôn, hoạt động tại chỗ cho phát triển nông nghiệp. Cần có chính sách về tài chính, chính sách thuế ưu tiên cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có lao động nhưng thiếu việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Đẩy mạnh việc dạy nghề cho các vùng nông thôn, khuyến khích sự hỗ trợ của doanh nghiệp, các hộ có khả năng kinh doanh ở địa bàn nông thôn tham gia dạy nghề, nhất là những nghề do yêu cầu cụ thể của sản xuất, việc làm ở mỗi địa phương. Mở cuộc vận động thay đổi dần tâm lý tập quán cũ, lạc hậu của nông dân nói chung và nông dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động các hộ nông dân tạo lập sự liên kết trong phát triển nông nghiệp hàng hóa và kinh tế nông thôn.

 

Trong đó, hết sức quan tâm việc khắc phục ngay sản xuất theo lối chỉ nặng khai thác tài nguyên, theo lối tự nhiên, các tập tục tốn thời gian, của cải đang tồn tại ở nhiều vùng nông thôn hiện nay. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục để nông dân khắc phục tư tưởng ỷ lại, thụ động, lười nhác, an phận chấp nhận phân hóa thu nhập…

 

Nguồn tin: Báo Gia Lai”

 

Báo Gia Lai
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 825 504 - Fax: (84.064) 3 825
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu