TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Tư, 17/4/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lượt truy cập: 218088
  HỌAT ĐỘNG UBND

  Đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục
24/12/2013

Chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường Trên địa bàn thành phố Bà Rịa: Một vài năm trở lại đây, tình trạng học sinh gây gỗ, đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường đã xảy ra ở số tỉnh, thành phố. Từ mâu thuẫn cá nhân trong học tập, sinh hoạt…dẫn đến sự việc bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Từ việc hai học sinh đánh dẫn đến tập thể, ban đầu đánh nhau bằng chân tay, nay đánh nhau bằng hung khí, trước đây chỉ có học sinh nam đánh nhau, nay có cả nữ sinh. Trên địa bàn thành phố Bà Rịa, trong những năm qua tuy chưa có vụ việc học sinh đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng tình trạng học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân đã xảy ra ở một số trường học. Đây là tình trạng đáng báo động và phải kịp thời ngăn chặn. Qua phân tích, tìm hiểu các vụ việc dẫn đến học sinh đánh nhau, có thể xác định các nguyên nhân chủ yếu như sau:

Về Nhà trường: Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường thông qua môn giáo dục công nhân còn chung chung, nặng về lý thuyết. Biện pháp xử lý kỷ luật chưa hiệu quả dễ tạo sự lôi kéo, lây lan trong nhà trường. Mối quan hệ thầy – trò bị xem nhẹ, học sinh thiếu tôn trọng đối với thầy cô, khi bị thầy cô phê phán các em phản ứng chống đối, thậm chí xúc phạm… do vậy, có một số giáo viên e ngại, chỉ chủ yếu dạy kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao, thiếu sự gần gủi để hiểu tính cách, hoàn cảnh từng học sinh.

Về Gia đình học sinh: Một số gia đình do hoàn cảnh làm ăn xa, cuộc sống không hạnh phúc, không có sự quan tâm đúng mức với con em, nhiều người lớn chưa làm gương cho trẻ em ( bạo lực gia đình, bạo lực xã hội). Một số gia đình giáo dục con cái chưa phù hợp, quá nuông chiều, hoặc quá thô bạo hung hăn. Một số gia đình thiếu sự quan tâm, gần gủi con cái chưa kịp thời nắm bắt những thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức của con cái nhất là trong giai đoạn tuổi dậy thì.

Về Xã hội: Tác động của phim bạo lực , game bạo lực làm cho các em dễ nhiễm cách giải quyết bằng bạo lực để khẳng định bản lĩnh. Bên cạnh đó, từ những hình ảnh, vụ việc tiêu cực trong xã hội: Nạn trộm cắp, côn đồ, giết người cướp của, thói hung hăng dùng bạo lực để giải quyết tranh chấp, bất đồng trong làm ăn kinh tế trong cả lĩnh vực tình cảm… xảy ra ngày càng nhiều trong đời sống xã hội và được đăng tải đầy trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác đã tác động không nhỏ đến nhận thức và hành vi trẻ em.

Về Bản thân học sinh: Do đặc điểm lứa tuổi THCS hiếu động, dễ bị kích thích, lôi kéo vào con đường phạm tội, bản thân lại thiếu kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nên đôi khi chỉ do mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong sinh hoạt vui chơi, lời nói qua lại, thiếu kiềm chế… học sinh đã dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Một số học sinh thiếu sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, sau giờ học thường tụ tập thành nhóm nên dễ bị tác động bởi những thành viên hư hỏng.

Phòng, chống bạo lực học đường: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp trong việc phòng chống bạo lực trong thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các trường học. Tiếp tục triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa ngành giáo dục với ngành công an về tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự trong các trường học, trong đó chú trọng việc phòng chống bạo lưc học đường.Tăng cường công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, phân công cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thực hiện tích cực lồng ghép nội phổ biến giáo dục pháp luật trong giảng dạy các bộ môn văn hóa, đặc biệt các bộ môn đạo đức, giáo dục công dân, môn ngữ văn…

Quản lý chặn chẽ học sinh, thực hiện nghiêm túc giờ giấc đến trường và ra về. Tăng cường kiểm tra ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội. Có biện pháp kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn học sinh mang các dụng cụ có thể gây thương tích đến trường. Nắm danh sách học sinh cá biệt, học sinh có biểu hiện khác thường để theo dõi và có biện pháp giáo dục phù hợp, đồng thời phối hợp với công an để quản lý đối tượng này trong thời gia không học tập tại trường. Quy định và thực hiện nghiêm túc giờ giấc đến trường và ra về để phối hợp cùng gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Củng cố, phát huy hiệu quả hòm thư xanh, yêu cầu học sinh phát giác kịp thời các mâu thuẫn nảy sinh trong học sinh, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm hoặc những người có trách nhiệm của nhà trường, từ đó có ngay các biện pháp giải quyết mâu thuẫn nhằm tránh những hậu quã đáng tiếc xảy ra. Tăng cường lực lượng kiêm nhiệm làm công tác quản sinh và huy động lực lượng bảo vệ để quản lý học sinh ở trong và khu vực xung quanh nhà trường. Thực hiện nghiêm túc Điều lệ nhà trường do bộ giáo dục và đào tạo quy định, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đồng thời thường xuyên trao đổi với công an địa phương tình hình về các trường hợp học sinh chưa ngoan, có biểu hiện tụ tập, lêu lỏng, vi phạm pháp luật để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý phù hợp.

Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm rỏ đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của từng học sinh và có biện pháp giáo dục phù hợp. Kịp thời thông tin với cha mẹ học sinh về tình hình đạo đức và kết quả học tập của học sinh để phối hợp giáo dục. Triển khai đợt sinh hoạt với chủ đề “ Học sinh nói với không bạo lực học đường” nhằm chấn chỉnh tình hình đạo đức, lối sống không lành mạnh, thích dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong một bộ phận học sinh hiện nay. Giáo dục kỹ năng sống bằng việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại, tham quan, hoạt động xã hội từ thiện, biểu dương, người tốt, việc tốt… tạo điều kiện giao lưu học sinh các lớp, các trường nhằm giáo dục tình cảm và lòng tôn trọng lẫn nhau.

Đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh: tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp: phối hợp vối công an địa phương, các đoàn thể, tham mưu với cấp ủy, chính quyền để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học. Tăng cường công tác vận động đoàn viên, hội viên quan tâm hơn đến việc quan tâm hơn đến việc giáo dục con em, xây dựng gia đình hạnh phúc không có bạo lực ,phát huy tác dụng của phong trào xây dựng “ Gia đình văn hóa”, “gia đình hiếu học”, các câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, gia đình “5 không, 3 sạch”…đang được triển khai thực hiện tốt trên địa bàn.    

 

Văn Phòng UBND xã
|

Nội dung khác

  Cần sử dụng người có năng lực thực sự.(9/17/2018 12:00:00 AM)
  Thông báo tuyển dụng lao động(7/12/2016 12:00:00 AM)
  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 825 504 - Fax: (84.064) 3 825
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu