TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420657
  THUỶ SẢN

  Giải pháp phòng, trị bệnh hiệu quả khi nuôi cá chép
15/02/2017

Tương tự như với một số loại cá khác, cá chép thường mắc phải một số bệnh trong quá trình thả nuôi, nhất là khi điều kiện sống không được đảm bảo trong điều kiện tốt nhất. Do đó, để phòng, trị bệnh hiệu quả khi nuôi cá chép, bà con có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây.

1. Giải pháp phòng bệnh

Để phòng bệnh cho cá chép, có hai yếu tố đặc biệt quan trọng mà bà con cần ghi nhớ chính là đảm bảo môi trường sống tốt nhất cũng như áp dụng chế độ ăn đầy đủ nhằm mang đến sức đề kháng cao nhất cho cá.

Về môi trường sống, hàng tuần bà con nên tiến hành rắc vôi bột giúp làm sạch nước một cách tối ưu. Bên cạnh đó, bà con kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học như EM theo định kỳ, nhằm cải thiện nước một cách hiệu quả nhất.

Với con giống, trước khi thả nuôi, giống cá chép cần được tắm qua nước muối trong khoảng 5 phút. Sau đó, bà con tiến hành thả giống trong điều kiện trời mát, nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp.

Về chế độ ăn, ngoài việc sử dụng các loại thức ăn như thông thường, bà con cần bổ sung vitamin cho cá hoặc sử dụng chế phẩm sinh học NN1 trong việc ủ thức ăn nhằm giúp cá khỏe mạnh, kháng bệnh tối ưu.

Theo một số kinh nghiệm dân gian trong nuôi cá chép, bà con hoàn toàn có thể sử dụng tỏi để trộn với thức ăn hay sử dụng rau sam, nhọ nồi cũng đều có công dụng giúp cá phòng ngừa bệnh tật.

2. Giải pháp trị bệnh

Khi cá chép mắc bệnh, bà con cần áp dụng một số giải pháp trị bệnh trong thời gian sớm nhất, tránh để dịch bệnh lây lan ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả đàn. Một số bệnh phổ biến thường xuất hiện khi nuôi cá chép mà chúng ta có thể kể đến gồm có:

* Bệnh đốm đỏ

– Triệu trứng bệnh: với cá chép mắc bệnh đốm đỏ, da cá thường xỉn màu, khô, có đốm đỏ trên thân. Ngoài ra, các vết loét có thể xuất hiện, cá kém ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi mổ ra, bà con sẽ thấy nội tạng cá bị xuất huyết.

– Trị bệnh: Bà con có thể sử dụng thuốc KN04-12 để trộn cho cá ăn trong thời gian 1 tuần liên tục, liều lượng 200g/100kg cá/ngày.

* Bệnh thối mang

– Triệu trứng bệnh: bệnh thối mang cũng là một trong những bệnh khá phổ biến khi nuôi cá chép. Với bệnh này, cá thường tách đàn, bơi lờ đờ, da có màu đen, khi mổ ra thấy mang bị rách không còn nguyên vẹn.

– Trị bệnh: với bệnh này, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để cho cá uống như kháng sinh Erythromycine hay Oxytetracycine. Bên cạnh đó, bà con hãy sử dụng chế phẩm sinh học Nano bạc N200 để xử lý nước, giúp loại bỏ mầm bệnh hiệu quả.

* Bệnh do trùng mỏ neo

– Triệu trứng bệnh: cá chép mắc bệnh này thường kém ăn, yếu, có hình mỏ neo trên da…

– Trị bệnh: Theo dân gian, bà con có thể sử dụng lá xoan thả xuống ao với khối lượng 5 – 7 kg/100m2 sẽ có thể phòng bệnh hiệu quả.

* Bệnh trùng bánh xe

– Triệu trứng bệnh: cá mắc bệnh thường có dịch nhầy bám quanh thân, cá nổi lên mặt nước rồi chết.

– Trị bệnh: Bà con có thể sử dụng nước muối 2 – 3% tắm cho cá cũng như dùng chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu