TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420682
  THUỶ SẢN

  Xử lý ao nuôi tôm hiệu quả tối ưu
05/03/2017

Sau khi kết thúc vụ nuôi cũ và bắt đầu cho một vụ nuôi mới, việc xử lý ao nuôi tôm là một trong những thao tác quan trọng hàng đầu không thể bỏ qua. Tuy nhiên, cách xử lý ao nuôi thế nào cho đúng cách là điều mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là các thao tác thực hiện chi tiết mà bà con có thể tham khảo và vận dụng cho ao nuôi của gia đình mình.

1. Làm sạch ao nuôi

Thông thường, một vụ nuôi tôm có thể kéo dài trong khoảng thời gian vài tháng. Trong suốt thời gian này, lớp bùn dưới đáy ao sẽ tích tụ rất nhiều tạp chất, vi khuẩn và kí sinh trùng. Nếu không loại bỏ chúng một cách triệt để, những mầm bệnh này thường tồn tại và gây hại cho tôm trong vụ nuôi sau đó. Vì vậy, bà con cần tiến hành các biện pháp cải tạo ao như sau:

Đầu tiên, ngay sau khi kết thúc vụ nuôi, bà con cần xử lý ao nuôi tôm bằng cách sử dụng vôi CaO để bón khắp đáy ao và thành ao, giúp loại bỏ các mầm mống gây bệnh. Nếu như ao tôm trước đó bị nhiễm bệnh thì điều này lại càng cần thiết hơn cả.

Khi tháo cạn nước ở ao, bà con cần tiến hành nạo vét bớt bùn, nhất là những khu vực thường cho tôm ăn bởi thức ăn thừa dễ tồn đọng gây khí độc cùng vi khuẩn gây hại. Sau khi nạo bùn, bà con cần phơi khô đáy ao khoảng 1 tuần rồi tiếp tục bón vôi, khử trùng với tỉ lệ 100-150 kg/1000m2.

2. Xử lý nước

Nhiều hộ gia đình thường có thói quen bơm nước trực tiếp vào ao nuôi khi nước chưa qua xử lý. Thế nhưng, điều này lại là yếu tố khiến mầm bệnh có trong nước dễ dàng xâm nhập vào ao. Do đó, trước khi bơm nước, bà con cần chú ý lọc nước qua lưới mịn để loại bỏ tạp chất.

Khi việc cấp nước cho ao hoàn tất, bà con cần để nước lắng vài ngày, giúp trứng bệnh nở ra rồi dùng chlorine với liều lượng 30ppm để diệt trừ tối ưu. Sau đó, bà con cần để nước nghỉ trong khoảng thời gian 3-5 ngày trước khi thực hiện gây màu.

3. Gây màu nước

Trong quy trình xử lý ao nuôi tôm, gây mày nước là thao tác cuối cùng trước khi tiến hành thả nuôi. Điều này sẽ kích thích các vi sinh vật có lợi cũng như tảo có điều kiện phát triển.

Hiện nay, có rất nhiều cách gây màu nước khác nhau như dùng phân urê với tỉ lệ khoảng 2kg/1.000 m3, phân NPK với tỉ lệ 2kg/1.000m3. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng phân vô cơ nếu muốn. Về cơ bản, khi dùng các loại phân này, bà con cần hòa tan phân trong nước trước khi tạt đều khắp ao. Sau khoảng 2-3 ngày, nước có màu vàng nâu là được.

Trên đây là một bài bước cơ bản trong việc xử lý ao nuôi tôm mà bà con có thể tham khảo cũng như áp dụng với ao nuôi của gia đình mình. Trong quá trình nuôi về sau, bà con cần theo dõi, xử lý nước ao nuôi thường xuyên bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học. Điều này sẽ giúp tôm có điều kiện sống tốt nhất, tăng sức đề kháng để cho năng suất và sản lượng như ý muốn.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu