Chăn nuôi heo nái hậu bị là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng và cần thiết, ảnh hưởng lớn đến số lượng, chất lượng con giống về sau. Khi chăn nuôi heo cái hậu bị, heo cần đạt được một số mục tiêu nhất định như đẻ sớm, đẻ nhiều con ngay trong lứa đầu tiên, đẻ bền về sau. Vậy làm thế nào để việc chăn nuôi heo nái hậu bị đạt được những tiêu chuẩn này?
1. Một số lưu ý khi chăn nuôi heo nái hậu bị
– Trước hết, bà con cần chú ý đến chế độ ăn của heo, tránh để heo ăn quá nhiều tinh bột, ít chất đạm hoặc ăn quá nhiều khẩu phần ăn mỗi ngày. Việc áp dụng một khẩu phần ăn mất cân đối sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho heo như: lợn không động dục, khó phối giống, đẻ ít con. Nếu heo quá béo, phôi thường dễ chết trong vài tuần đầu. Trong khi đó, nếu heo quá gầy, thời gian động dục sẽ chậm lại, từ đó thời gian phối giống lần đầu cũng trở nên chậm theo. Không những thế, heo gầy sẽ khiến heo không đủ sữa khi nuôi con.
– Nhìn chung, một số tiêu chuẩn khi lựa chọn heo đưa vào phối giống gồm có: thân hình heo cân đối, không béo cũng không quá gầy. Thông thường, với một số giống heo nội như heo Móng cái, Mường Khương, cân nặng nên ở mức 50kg. Trong khi đó, heo rừng nên ở mức 25kg và heo lai ở mức 80-90kg.
– Heo trước khi đưa vào phối giống cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định.
2. Cách cho heo ăn- làm sao cho đúng?
Việc sử dụng khẩu phần thức ăn cho heo phụ thuộc vào giống heo cũng như cân nặng của heo. Khi cho heo ăn, bà con cần áp dụng theo một số quy trình nhất định như cho heo ăn tinh bột trước rồi đến thức ăn thô, rau xanh. Hiện nay, nhiều hộ gia đình thường sử dụng thức ăn hỗn hợp ăn sẵn. Nếu bà con cũng sử dụng loại thức ăn này, bà con có thể trộn thêm một chút nước sạch vào thức ăn để tạo sự kết dính.
Ngoài thức ăn, bà con cũng cần chú ý đến việc cho heo uống đủ nước sạch, thay nước thường xuyên để tránh tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
3. Phòng bệnh cho heo
Để phòng bệnh cho heo, ngoài việc bố trí chuồng heo ở nơi thích hợp, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, tránh mưa tạt hay gió lùa, bà con cần chú ý đến một số yếu tố khác như sau:
– Bà con nên tiến hành tẩy giun cho heo khi heo được khoảng 15kg đối với heo nội và 20kg đối với heo ngoại.
– Heo cần được tiêm vắc xin theo định kỳ.
– Hàng ngày, bà con cần chú ý quét dọn chuồng nuôi, làm sạch dụng cụ chăn nuôi, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho heo. Nếu không có điều kiện dọn vệ sinh thường xuyên, tốt nhất là bà con nên sử dụng đệm lót sinh thái cho chuồng heo là tốt nhất.
Trên đây là một vài lưu ý cơ bản trong chăn nuôi heo nái hậu bị. Việc quan tâm, thực hiện đến những lưu ý này sẽ giúp đàn heo đạt chất lượng tốt nhất. Do đó, bà con hãy tìm hiểu để có những giải pháp tốt nhất khi chăn heo tại nhà.