Là một trong những bệnh phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, bệnh viêm phổi ở heo thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế bởi mức độ nguy hiểm cũng như tốc độ lây lan nhanh. Do đó, việc tìm hiểu các thông tin phòng và trị bệnh là điều mà bà con cần ưu tiên hàng đầu ngay từ khi thực hiện mô hình chăn nuôi heo tại nhà.
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở heo
Viêm phổi ở heo phát sinh, phát triển do một loại virus có tên gọi Actinobacillus pleuropneumoniae. Không giống như một số bệnh khác thường xuất hiện trên heo khi còn nhỏ, viêm phổi thường xuất hiện ở giai đoạn sau của quá trình chăn nuôi, nhất là khi heo sắp xuất chuồng dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con.
Với bệnh viêm phổi ở heo, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 3 ngày nhưng cũng có thể kéo dài lên đến vài tháng và phổ biến ở heo sau khi cai sữa và trong thời gian vỗ béo chuẩn bị xuất chuồng. Khi mắc bệnh, heo thường xuất hiện một số biểu hiện như chết đột ngột, có bọt và máu tươi xuất hiện ở mồm. Với những con còn sống sót, chúng thường bỏ ăn, sốt cao, khó thở.
2. Cách trị bệnh cho heo
Khi phát hiện heo có những triệu chứng mắc bệnh viêm phổi như trên, bà con cần tiến hành điều trị sớm bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh cho heo. Tuy nhiên, do trong thời kỳ mắc bệnh, heo thường bỏ ăn, chán ăn nên việc cho heo uống thuốc thường không nhiệu quả. Thay vào đó, bà con nên sử dụng thuốc bằng cách tiêm trực tiếp với một số loại thuốc mà bà con có thể sử dụng gồm có Amoxycillin, Ampicillin, Penicillin…
3. Cách phòng bệnh viêm phổi ở heo
Dân gian ta vốn thường có câu, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, thay vì phải cuống cuồng tìm giải pháp trị bệnh viêm phổi, bà con hãy áp dụng một số giải pháp phòng bệnh ngay từ khi bắt đầu nuôi heo để bảo vệ đàn gia súc của mình một cách tối ưu nhất.
Đầu tiên, khi chọn giống heo, bà con nên tìm đến những cơ sở cung cấp giống uy tín, heo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, khỏe mạnh. Tốt nhất bà con nên nuôi cách ly heo một thời gian trước khi nhập đàn để đảm bảo không mang mầm bệnh về trại nuôi.
Với hệ thống chuồng trại, bà con cần chú ý xây dựng ở nơi khô ráo, cách biệt với xung quanh. Ngoài việc dọn vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, chuồng trại cần được tiêu độc, khử trùng để đảm bảo mang đến môi trường sống tốt nhất cho heo. Ngoài ra, xây dựng hệ thống xử lý phân, nước thải là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp ngăn chặn tối đa việc dịch bệnh phát sinh.
Có một lưu ý khá quan trọng nhưng thường chưa được nhiều hộ gia đình chú ý đến trong việc chăn nuôi đó chính là chế độ ăn của heo. Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý, với đủ chất dinh dưỡng sẽ là cách giúp tăng sức đề kháng hiệu quả nhất. Do đó, bà con nên chú ý sử dụng men ủ vi sinh NN1 trong chế biến thức ăn cho heo – giải pháp giúp heo vừa lớn nhanh, vừa phòng bệnh hiệu quả mà chất lượng thịt lại đảm bảo thơm, ngon.
Nhìn chung,viêm hô hấp là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu nắm vững các kiến thức về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, đàn heo vẫn sẽ có thể kháng bệnh một cách hiệu quả nhất.