TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420601
  THUỶ SẢN

  Nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ - hướng phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản thế kỷ 21
26/06/2017

Nuôi trồng thuỷ sản khi phát triển với tốc độ nhanh sẽ góp phần tích cực khôi phục nền kinh tế và cung cấp prôtêin cho con người. Tuy nhiên, chúng cũng tạo thành mối nguy đối với môi trường sinh thái và an toàn thực phẩm.

Tình trạng xả thải chất phế thải, sự xâm nhập của giống nhập nội và mầm bệnh ngoại lai cùng với việc sử dụng một lượng lớn bột cá và mỡ cá, đã trở thành những nguyên nhân phá hoại môi trường, nhất là với ao đầm nuôi tôm. Từ đó phát sinh ảnh hưởng phá hoại tiềm ẩn cực lớn đối với môi trường biển, mặt khác cũng làm giảm trữ lượng các loài cá ngoài tự nhiên.

Phát triển nghề nuôi thuỷ sản hữu cơ ngoài việc mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ và sức cạnh tranh thị trường cho nhiều công ty và cá nhân tham gia sản xuất và buôn bán sản phẩm thuỷ sản, chúng còn có lợi cho việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là hướng phát triển bảo vệ môi trường biển của thế kỷ 21.

1. Mục tiêu của nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ

Nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ hay còn gọi là nuôi sinh thái là một phương thức tăng giá trị đặc biệt, đó là vì người tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản hữu cơ bằng lòng bỏ tiền ra mua sản phẩm này với giá cao. Qua công tác điều tra, thấy rằng có 56% người tiêu dùng châu Âu đồng ý trả giá sản phẩm hữu cơ cao hơn 15%, còn 33% đồng ý trả giá cao hơn dưới 15%. Trong mấy năm qua, ngày càng có nhiều người tiêu dùng lấy việc mua sản phẩm hữu cơ nhằm mục đích tự mình tham gia bảo vệ tự nhiên. Cũng qua điều tra còn cho biết, có 17% người tiêu dùng châu Âu thường xuyên mua sản phẩm hữu cơ, 51% mua không liên tục, nghĩa là có trên 68% hoặc trên 2/3 dân số mua sản phẩm hữu cơ; 74% người tiêu dùng sản phẩm hữu cơ để bảo vệ sức khoẻ, 58% để bảo vệ môi trường, còn 23% là vì khẩu vị.

Nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ là xây dựng một hệ thống sản xuất sản phẩm thuỷ sản, sử dụng hình thái và công năng của môi trường tự nhiên mà nó phụ thuộc, tái sử dụng lại vật phế thải và tận dụng nguồn lợi có thể tái sinh trong hệ thống này mà không phá hoại hệ thống sinh thái tự nhiên.

Mục đích của nuôi trồng hữu cơ nhằm chọn lựa một loại phương án ngược với phương án sản xuất thuỷ sản thông thường, tức là bảo vệ môi trường sinh thái, giảm bớt tỷ lệ phát sinh bệnh tật, giảm bớt sự tiêu hao thức ăn v.v tăng độ an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Mục tiêu cơ bản của môi trường thuỷ sản hữu cơ là :

1. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản liên tục.

2. Cấm sử dụng phân vô cơ và bất cứ loại thuốc sát trùng nào. Cấm sử dụng sản phẩm của công nghệ gien.

3. Có mạng lưới giám sát môi trường một cách chặt chẽ và có hệ thống quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Hạn chế mật độ nuôi, khuyến khích hệ thống nuôi xen canh, kết hợp.

5. Giảm thiểu tối đa mức ô nhiễm trong quá trình đánh bắt, vận chuyển và chế biến thuỷ sản.

6. Hài hoà mọi nhu cầu và điều kiện sống của các sinh vật thuỷ sinh trong môi trường tự nhiên làm tối đa hoá sự sinh lợi của sinh vật thuỷ sinh.

Dưới đây là những điểm khác nhau chủ yếu của biện pháp nuôi trồng hữu cơ và nuôi trồng thông thường :

Hạng mục

Nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ

Nuôi trồng thuỷ sản thông thường

Phương thức nuôi trồng

Hạn chế mật độ nuôi, khuyến khích nuôi kết hợp

Phương thức nuôi mang tính kỹ thuật cao và đầu vào cao

Quản lý môi trường

Mạng lưới quan trắc môi trường và hệ thống quản lý môi trường khống chế chất lượng toàn bộ quá trình từ con giống tới bàn ăn

Rất ít xem xét đến diễn biến của hệ thống sinh thái, không khống chế chất lượng của cả quá trình

Ðầu vào vật chất

Thức ăn hữu cơ

Cấm sử dụng hoá chất hoặc thuốc kháng sinh

Thức ăn thường dùng dễ sinh ô nhiễm hoá học hoặc dinh dưỡng

Sử dụng hoá chất hoặc thuốc kháng sinh.

Lợi dụng nguồn năng lượng

Sử dụng nguồn lợi tự nhiên có thể biến đổi thu được năng lượng

Sử dụng nguồn năng lượng bên ngoài (như sử dụng một lượng lớn phân bón, thức ăn và thuốc)

Kế hoạch phát triển

Kế hoạch sản xuất dài hạn phù hợp với công năng của vùng nước xung quanh

Kế hoạch sản xuất ngắn hạn.

Không phù hợp với công năng vùng nước xung quanh, rất ít xem xét tới ảnh hưởng của sản xuất đối với môi trường khu vực.

 

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu