TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420726
  TRỒNG TRỌT

  Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh cho cây Bơ
26/06/2017

Việc phát hiện sớm và phòng trừ sâu bệnh trên cây bơ giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Các loại sâu bệnh làm cho cây con sinh trưởng yếu, dễ chết. Còn đối với cây trưởng thành sẽ dẫn đến giảm năng suất, chất lượng quả kém. Bài viết sau đây sẽ giúp bà con nhận diện và phòng trừ một số loại sâu bênh gây hại thường gặp trên cây bơ.

Các loại sâu và côn trùng gây hại trên cây bơ

Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk): bướm thường đẻ trứng trên lá mới ra, trứng nở thành sâu và lớn dần lên theo lá, nhưng thông thường nhất là sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu dài khoảng 10mm, xanh và có những lằn ngang không rõ rệt. Trưởng thành, sâu làm nhộng trong các tổ lá, nằm yên 5-7 ngày rồi vũ hóa.

Sâu cắn lá:  có rất nhiều loài, có hai loài đã được định danh là Seirarctia echo và Feltia subterrania F. Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.

Sâu cắn lá trên cây bơ – Phòng trừ sâu bệnh cho cây bơ

Rầy bông (Pseudococcus citri Risse): rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng.

Cách phòng trừ: Dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun diệt trừ. Nếu có điều kiện, trước khi phun thuốc, nên gỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng thêm hiệu lực của thuốc.

Các loại bệnh gây hại trên cây bơ

Điều kiện canh tác là yếu tố quyết định cho việc phòng bệnh cho cây bơ, những loại bệnh gây hại thường ảnh hướng lớn đến cây giai đoạn đầu (từ năm đầu tiên đến năm thứ 3). Khi cây đã trưởng thành, bệnh hại ít có khả năng làm chết cây, chỉ ảnh hưởng đến năng suất.

Bệnh thối rễ: do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra, ở những chân đất có thuỷ cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn xuống thân chính.

Biện pháp phòng trừ:

– Chọn giống ghép và gốc ghép chống chịu bệnh. Không dùng hạt giống bị nhiễm bệnh và vườn ươm giống phải tuân thủ các biện pháp phòng chống bệnh phát sinh và lan tràn.

– Trồng bơ trên các loại đất có kết cấu tơi xốp, tầng đất canh tác đủ sâu, rút nước nhanh khi mưa.

– Tuyệt đối không dùng nước từ những vườn bơ bị bệnh để tưới.

– Phải tẩy uế nông cụ kỹ càng.

– Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng – vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và huỷ bỏ để bệnh không lan tràn.

Bệnh đốm lá (Cerocospora purpurea): bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, mầu nâu. Những đốm này cũng có thể liên kết lại với nhau thành những mảng. Trên trái bệnh tạo nên những mụt lồi cỡ 5mm, có mầu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá già để phát tán khi có điều kiện thích hợp.

Bệnh khô cành (Colletotrichum cloeosporiodes): nấm xâm nhập vào trên cành thường làm cành khô chết. Trên trái đã già, gần chín, nấm thường xâm nhập vào những chỗ do trái cọ sát hoặc bị thương tích hoặc do công trùng chích hút, ăn vỏ quả, làm cho trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).

Bệnh héo rũ: (Verticillium albo – atrum): cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá bị chết rất nhanh, đổi thành vàng nhưng lá khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc mầu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Sau thời gian vài tháng, mầm non phát sinh trở lại trên những nhánh chưa chết và trong vòng một hoặc hai năm, cây sẽ sống trở lại bình thường và không còn triệu chứng gì cả. Nấm tồn tại trong đất và gây bệnh cho nhiều loại thực vật ở bất cứ tuổi nào. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng một hoặc hai năm.

Thường áp dụng các biện pháp phòng trừ như sau:

– Dùng thuốc hóa học.

– Cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi, cắt bỏ những nhánh nhỏ, chết.

– Không dùng cành tháp của những cây đã bị bệnh, nên dùng gốc ghép là những giống thuộc chủng Mexico.

– Không nên xen canh hoặc luân canh bơ với các cây họ cà,…

– Không trồng cây trên đất kém thông thoáng, ẩm thấp và úng thuỷ.

Các loại cây ký sinh:

Cây tầm gửi (Loranthaceae): Thường do chim chóc hoặc côn trùng mang hạt đến, hạt phát triển thành cây và ký sinh trên thân bơ, hút chất dinh dưỡng từ bơ. Các phòng trừ hữu hiệu nhất là chặt bỏ cành bị tầm gửi ký sinh, tránh để cây tầm gửi lớn ra quả sẽ lây lan qua các cành khác.

Cây tầm gửi trên cây bơ

Nhìn chung sâu bệnh trên cây bơ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng lắm, chủ yếu cần phát hiện sớm và phòng trừ trong giai đoạn những năm đầu của cây bơ. Những năm về sau cây khỏe mạnh và chống chịu bệnh khá tốt. Đất trồng bơ nên thoát nước tốt và tầng canh tác đủ sâu. Không sử dụng các loại phân chuồng chưa hoai mục bón cho cây.

Chúc bà con thành công!

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu