TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421101
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Sinh viên chế tạo máy in 3D phục vụ đời sống
31/10/2017

Chiếc máy in 3D đã tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ nhu cầu trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đời sống hàng ngày.


Mong muốn áp dụng công nghệ hiện đại giúp cho cuộc sống của những người xung quanh tiện nghi hơn, mới đây, nhóm sinh viên trường Đại học Công nghệ TP HCM đã “Việt Nam hóa” chiếc máy in 3D - một sản phẩm đang rất thịnh hành tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Từ chiếc máy này, nhóm bạn đã tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ nhu cầu trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đời sống hàng ngày.

Cách đây 2 năm, từ gợi ý của thầy hướng dẫn đề tài khoa học, Nguyễn Trung Tín, sinh viên khoa Cơ điện - Điện tử, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cùng nhóm bạn quyết định sẽ tạo nên một chiếc máy in 3D phục vụ nhu cầu sử dụng của người Việt Nam.

Đến nay, sau nhiều lần chỉnh sửa, cải tiến, mô hình máy in 3D của nhóm đã cơ bản hoàn chỉnh. Mặc dù sáng tạo dựa trên mô hình sẵn có của máy in 3D nước ngoài nhưng Tín cùng các thành viên trong nhóm đã linh hoạt thay đổi nhiều chi tiết như: đầu phun mực, động cơ bước, bo mạch để đảm bảo máy hoạt động tốt mà giá thành hợp lý.

Chị Phan Thị Mạnh Hương, một thành viên trong nhóm cho hay: “Mô hình máy in 3D này đã có ở nước ngoài rồi nhưng tại Việt Nam loại máy này hiện nay vẫn chưa phát triển. Do vậy tụi em quyết định là những người tiên phong đưa sản phẩm máy in 3D này về Việt Nam phát triển nó, làm cho chi phí của máy rẻ hơn đồng thời máy có nhiều cải tiến hơn so với các sản phẩm cũ”.

Theo chia sẻ của nhóm, giá bán máy in 3D nhập ngoại loại phổ thông, kích thước nhỏ hiện nay thấp nhất cũng gần 20 triệu. Trong khi đó, do chủ động tìm tòi, thay đổi linh kiện sản xuất tại Việt Nam, giá thành chiếc máy in 3D hoàn chỉnh của nhóm chỉ khoảng 8, 9 triệu đồng. Khung xương cánh tay, khung xương cổ và bàn chân hay tay giả, chân giả là những sản phẩm đầu tiên nhóm nghĩ đến để hỗ trợ bệnh nhân tại các bệnh viện. Chọn chất liệu in là nhựa sinh học- một loại nhựa làm từ lúa mỳ và ngô - nhóm mong muốn hướng cộng đồng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường.


Chiếc khung xương in bằng công nghệ 3D này sẽ hỗ trợ nhiều cho bệnh nhân gãy, trật chân


Không chỉ hỗ trợ cho lĩnh vực y tế, nhóm còn in nhiều mô hình phục vụ cho giáo dục như: trái tim 3D, mô hình các bộ phận cơ thể người hoặc đơn giản là đồ dùng học tập. Ngoài ra, nhóm còn in nhiều sản phẩm trang trí, lưu niệm, đồ gia dụng… nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng.

Lần đầu tiên nhìn thấy những sản phẩm in 3D của nhóm trưng bày tại một triển lãm công nghệ ở TP HCM, bà Nguyễn Thanh Hà, người dân ở quận Tân Bình cảm thấy vô cùng bất ngờ: “Với sản phẩm máy in 3D này, tôi mong rằng các bạn sinh viên sẽ nâng tầm chất lượng sản phẩm lên để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Làm sao cho người dân có thêm nhiều sự lựa chọn hợp lý về cả chất lượng sản phẩm cũng như giá cả”.

Tính ứng dụng và hiệu quả cao là những yếu tố giúp mô hình máy in 3D của nhóm sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh giành được giải Khuyến khích tại cuộc thi Vườn ươm công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố tổ chức mới đây. Từ bước đệm này, nhóm sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ cho máy in 3D để tạo thêm nhiều sản phẩm thiết thực hơn trong tương lai.


Trưởng nhóm Nguyễn Trung Tín cho biết: “Thời gian tới, chúng em sẽ tiếp tục cải tiến sản phẩm này thành máy in 3D nhiều màu. Đồng thời tụi em sẽ phóng lớn kích cỡ lên gấp 2, 3 lần so với máy hiện tại và sử dụng nhiều loại chất liệu in khác nhau để có thể tạo thêm nhiều sản phẩm phục vụ đời sống mà có tính cạnh tranh cao trên thị trường”.

Vào tháng 12 tới, nhóm chế tạo máy in 3D sẽ bắt đầu quá trình nhân bản sản phẩm hiện tại. Theo kế hoạch, bước đầu nhóm sẽ sản xuất khoảng 10 máy in cung ứng cho thị trường rồi tiếp thu ý kiến phản hồi, chỉnh sửa, cải tiến trước khi tiến hành sản xuất đại trà. Hiện đã có khoảng 10 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh ngỏ ý tìm hiểu quy trình sản xuất mô hình máy in của nhóm để lên kế hoạch hợp tác.

 

 

Theo VOV
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu