TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420981
  TRỒNG TRỌT

  Cách phòng trừ bệnh vàng lá trên cây tiêu hiệu quả trong năm 2018
16/03/2018

Bệnh vàng lá còn có tên gọi khác nữa là bệnh chết chậm, trong quá trình trồng và chăm sóc bà con quan sát nếu thấy cây có những triệu chứng như vàng lá, bộ rễ của cây suy kiệt dần dần.

Bộ rễ bị tấn công không còn hút được nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây nên lá bị vàng và đốt bị rụng đi. Bệnh hại này khó nhận biết cho nên hộ trồng cần có kinh nghiệm nhận biết và phòng trừ kịp thời để ngăn ngừa những thiệt hại nghiêm trọng có thể xẩy ra.

Triệu chứng của bệnh vàng lá trên cây tiêu

·         Biểu hiện đầu tiên chính là gân lá có màu vàng rồi sau đó lan rộng ra khắp toàn bộ bề mặt của lá khiến dừng phát triển và bắt đầu héo dần dần. Cây bị bệnh nặng lá rụng nhiều và tán lá trên cây không còn sum suê nữa.

·         Cây bị bệnh không những gây rụng lá mà gié hoa cũng bị rụng theo làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

·         Tiến độ lây lan của bệnh siêu nhanh ban đầu chỉ biểu hiện ở những tầng lá dưới mặt đất sau đó lan ra khắp trụ rồi lây sang những cây bên cạnh. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời bệnh sẽ tiếp tục lây khắp cả vườn tiêu.

·         Tiến độ phát triển của bệnh chậm trong thời gian chừng khoảng 2 – 3 năm mới bắt đầu hiện tượng rựng đốt làm tán cây thưa dần, bệnh phát triển đến giai đoạn này rồi thì không còn khả năng cứu chữa nữa.

·         Hiện tượng vàng lá chính là do rễ bị thối không thể cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá, bệnh chết chậm trên cây tiêu

Do tuyến trùng và một số loài nấm gây bệnh kết hợp lái với nhau gây nên những nốt sần có trên phần rễ chính.

Tuyến trùng sẽ tấn công vào phần rễ tạo ra những vết thương cùng với những nốt sưng đây là điều kiện khiến cho nấm có thể xâm nhập một cách dễ dàng làm cho rễ bị thối và cây không thể nào hút được dinh dưỡng nuôi cây khiến lá vàng và rụng đốt.

Phòng trừ bệnh vàng lá, bệnh chết chậm bằng biện pháp sinh học và biện pháp hóa học

·         Khi làm vườn bà con quan sát những cây nào bị bệnh thì loại bỏ ngay ra khỏi vườn và không nên trồng tiêu mới, lúc này nấm lẫn tuyến trùng vẫn còn sống trong đất và có thể xâm nhập vào cây gây bệnh. Biện pháp tốt nhất lúc này là nên luân phiên loại cây trồng khác trong thời gian 2 – 3 năm sau rồi hãy quay lại trồng tiêu.

·         Với vườn cây đã từng bị nhiễm bệnh thì không nên sử dụng loại đất này để ươm giống.

·         Hãy vệ sinh, cày đất phơi khô một thời gian dài trong mùa khô để loại bỏ tuyến trùng và nấm gây hại có trong đất, thu gom hết những tàn dư thực vật đi đốt sạch.

·         Bón phân hữu cơ để tăng độ phì nhiêu cho đất và tăng các vi sinh vật có thể kháng lại tuyến trùng để hạn chế chúng phát triển, bón phân vô cơ để cây khỏe mạnh có khả năng chống lại sâu bệnh gây hại.

·         Không đào xới chạm vào rễ cây, không tưới nước lan tràn từ cây này sang cây khác.

·         Thăm vườn thường xuyên những cây nào bị bệnh đào bỏ nó ngay mang dây ra khỏi vườn đốt tiêu hủy, đất khử vôi xới lên phơi khô.

·         Biện pháp hóa học thì sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Viben C 50 BTN o.3%, Nokaph 10 G, Oncol 20 ND 0,3 %, Marshal 200 SC 0,3 % liều lượng pha và cách sử dụng có hướng dẫn trên bao bì. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng mà điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với từng giai đoạn nặng nhẹ của bệnh. Mỗi lần phun cách nhau 1 tháng thời điểm phun thuốc thường là mùa mưa, mỗi năm chừng 2 – 4 lần phun.

·         Dùng thuốc bột thì đào rãnh sâu 10 – 20 cm cách xa gốc chừng 40 cm rãi thuốc xuống rãnh xong lấp đất lại nên nhớ là đất phải đủ ẩm.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu