Xã Bưng Riềng
Địa chỉ: UBND xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Điện thoại: ( 064)3.878.111; Fax: ( 064)3.878.111
Lãnh đạo UBND xã:
+ Ông Nguyễn Văn Long- Chủ tịch UBND xã
Điện thoại cơ quan: ( 064)3.878.259; Di động: 0902.303.472
+ Ông Nguyễn Xuân Sơn – Phó chủ tịch UBND xã
Điện thoại di động: 0909.440.816
+ Ông Bùi Xuân Tuấn – Phó chủ tịch UBND xã
Điện thoại di động: 0986.604.763
Sơ lược lịch sử hình thành của xã Bưng Riềng:
Ngày 30/6/1976, huyện Xuyên Mộc được thành lập trực thuộc tỉnh Đồng Nai, Bưng Riềng là 1 trong 11 xã thuộc huyện Xuyên Mộc. Ngày 12/8/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua Nghị quyết về việc thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Mục 6 của Nghị quyết nêu rõ: “ Thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và 03 huyện Long Đất, Châu Thành, Xuên Mộc của tỉnh Đồng Nai. Xã Bưng Riềng trực thuộc huyện Xuyên Mộc”.
* Địa lý : Xã Bưng Riềng nằm ở phía Đông Bắc của huyện Xuyên Mộc, ranh giới hành chính của xã:
+ Phía Đông giáp xã Bình Châu;
+ Phía Tây giáp xã Hòa Hội và Bông Trang;
+ Phía Nam giáp Biển Đông;
+ Phía Bắc giáp xã Hòa Hội.
* Địa hình: có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình khoảng 50m, độ dốc trung bình khoảng 80. Ngoài ra, còn có một số ngọn núi nhỏ trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu với độ cao 120-156m.
* Khí hậu: nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Lượng mưa phân bố không đều, có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 tháng tháng 10.
* Đất đai: có diện tích tự nhiên 4.999,07 ha. Tài nguyên đất bao gồm:
+ Nhóm đất cát có độ phì nhiêu thấp, khả năng giữ nước và phân kém, đất chua, nghèo dưỡng chất chiếm 67,67%;
+ Nhóm đất xám cũng nghèo dưỡng chất, khả năng giữ nước và phân kém chiếm 20,15% diện tích đất tự nhiên;
+Nhóm đất bazan có độ phì nhiêu cao thích hợp cho việc trồng cây cao su, điều, tiêu và các loại cây ăn quả chiếm tỷ lệ 6,77%;
+ Nhóm đất trơ sỏi đá không có khả năng sản xuất nông nghiệp chiếm 5,41%.
* Nguồn nước: xã Bưng Riềng nghèo về nước mặt, khả năng giữ nước kém và luôn nắng hạn trong mùa khô. Tuy nhiên, xã Bưng Riềng lại lợi thế hơn các xã khác về nước ngầm và là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho các xã Bông Trang, Xuyên Mộc, Phước Thuận.
* Dân số: xã Bưng Riềng có 4 ấp với 31 tổ địa bàn dân cư, dân số 6182 người, 1441 hộ. Mật độ dân số bình quân khoảng 124 người/km2.
Kinh tế-Văn hóa xã hội- Quy hoạch:
a. Kinh tế:
- Là một xã thuần nông, nông nghiệp chiếm hơn 70% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của xã. Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 12%.
- Doanh thu thương mại, dịch vụ- du lịch, công nghiệp & TTCN tăng bình quân hàng năm 15%.
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 là 34 triệu đồng.
b. Văn hóa xã hội:
- Mức hưởng thụ văn hóa đạt 37 lần/người/năm;
- Tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục thể thao 35%;
- Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa-nông thôn mới đạt 96%;
- Tỷ lệ ấp văn hóa đạt 100%;
- Công tác chính sách: thực hiện tốt công tác chính sách đối với người có công đảm bảo 100% đối tượng được hưởng chế độ theo quy định;
- Công tác giảm nghèo: tập trung thực hiện chế độ giảm nghèo, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của xã còn lại 2,35%;
- Công tác y tế: đảm bảo thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh;
- Công tác dân số-gia đình-trẻ em: hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ sinh con thứ 3; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi dưới 2; cấp phát thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi đạt 100%;
- Công tác giáo dục: Huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 98%; thực hiện tốt các phong trào của Bộ GDĐT nâng tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 50%; tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100% ; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 96%.
c. Quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội:
Địa phương được tỉnh, huyện tập trung xây dựng các công trình và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuyên Mộc đến năm 2020, cơ cấu kinh tế xã Bưng Riềng được định hướng là “ nông lâm ngư nghiệp-thương mại, du lịch-tiểu thủ công nghiệp”. Với cơ cấu kinh tế đã được xác định, xã Bưng Riềng tập trung khai thác mọi tiềm năng, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại.