(VOH) - Để cây thanh long phát triển bền vững, cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, cần phải nắm vững cách bón phân phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây.
Nếu được bón cân đối đạm, lân, kali kết hợp với hữu cơ và bổ sung thêm một số nguyên tố như canxi, magie, bo thì cây sẽ cho trái có độ ngọt cao, màu sắc đẹp, vỏ và thịt trái chắc, trái ít bị hư thối sau khi thu hoạch hoặc khi vận chuyển.
Tiến sĩ Nguyễn Trịnh Nhất Hằng – Trưởng Bộ môn kỹ thuật canh tác Viện cây ăn quả miền Nam chia sẻ một số kinh nghiệm bón phân cho cây thanh long:
- Thứ nhất, lưu ý mối quan hệ giữa đất, phân bón, cây trồng và thời tiết. Về đất trồng, cần xem nơi trồng thuộc đất cát, phèn nhẹ, thịt pha hay đất phù sa. Vì mỗi loại đất sẽ có liều lượng phân và dạng phân bón khác nhau.
- Thứ hai, tuổi cây.
- Thứ ba, năng suất thu hoạch của vụ trước.
- Thứ tư, các giai đoạn tăng trưởng của cây thanh long. Đây là gia đoạn quan trọng, nhà nông cần biết cây cần phải bón bổ sung dạng chất dinh dưỡng nào: giai đoạn sau thu hoạch trái, trước khi ra hoa, giai đoạn cây mang trái và nuôi trái. Đây là 3 giai đoạn cơ bản từ đó phân chia tỷ lệ và liều lượng phân bón phù hợp từng thời kỳ phát triển của cây.
Sau khi kết thúc vụ thu hoạch trái, cần tiến hành tỉa bỏ cành mang trái, cành sâu bệnh, cành bên trong tán của cây thanh long và kết hợp bón phân để giúp cây phục hồi và bổ sung các chất cho đất mà cây đã lấy đi. Cây cũng cần tích lũy dưỡng chất để cung cấp cho vụ kế tiếp. Trong giai đoạn này, cần bón phân hữu cơ với tỷ lệ đạm nhiều, có thể bón thêm lân, NPK theo tỉ lệ 2:1,5:1.
Ở giai đoạn trước khi thanh long ra hoa hay còn gọi là phân hóa mầm hoa, cần giảm lượng đạm, tăng cường lân và kali, bón NPK theo tỷ lệ 1:3:2. Bón phân giai đoàn này giúp cành mau trưởng thành, phân hóa mầm hoa. Trong giai đoạn này, có thể cung cấp thêm canxi, bo dạng phân bón qua lá.
Khi cây ở giai đoạn ra nụ, trổ hoa và nuôi trái, bón đạm và kali với liều lượng cao, bón NPK với tỷ lệ 1:1:2. Đạm giúp tăng kích thước và trọng lượng quả; kali giúp quả ngọt, màu sắc đẹp.
Ngoài ra, cũng cần bổ sung cho cây chất vi lượng như canxi hoặc bo. Cần chú ý hệ thống rễ cây thanh long ăn nông và lan rộng, nên bón phân ở tầng đất mặt theo hình chiếu của tán cây. Tưới nước sau khi bón.
Cần nắm vững cách bón phân phù hợp với từng thời kỳ phát triển để cây phát triển bền vững, cho năng suất cao. Ảnh: internet
2 giai đoạn chính cần bón phân
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản bắt đầu từ khi trồng đến năm thứ 2, nhà vườn chuẩn bị đất, đặt hom. Trước khi đặt hom, cần bón lót từ 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục, ½ kg super lân hoặc thêm 1 kg vôi. Trong giai đoạn này, cây cần nhiều đạm để phát triển thân cành, nhiều lân để phát triển bộ rễ, phát triển chồi. Cây cần kali để cứng cáp và chống chọi sâu bệnh và một số chất trung vi lượng để cây phát triển cân đối.
Giai đoạn này, nên chia lượng phân bón ra làm nhiều lần, nhiều phần nhỏ để giúp cây hấp thụ tốt, giảm thất thoát. Trong năm đầu tiên, hoặc bón phân định kỳ 15 – 30/lần với 200g NPK, hoặc sử dụng tỷ lệ 16:16:8 hoặc 20:20:15 kết hợp với 200g ure. Khi cây leo đến đỉnh trụ, bón lân giúp rễ phát triển tốt, phun thêm phân bón qua lá chứa các chất trung vi lượng để giúp cây phát triển nhanh, bẹ to, khỏe xanh.
- Ở giai đoạn kinh doanh, tức khi cây mang trái ổn định tính từ năm thứ 3 trở đi, bón kali nhằm tăng độ ngọt và thịt trái chắc hơn. Lượng phân bón trung bình cho mỗi trụ như sau:
+ Phân chuồng: từ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục.
+ Phân vô cơ: NPK theo tỷ lệ khuyến cáo 500g đạm, 500g lân, 500g kali đổi ra tương đương 2,5kg NPK 20:20:15 cộng 200 clorua kali. Nhà vườn có thể sử dụng phân đơn như ure, lân, clorua kali để bón cho cây. Do cây thanh long cho trái thuận thường xuyên gối đầu, trên cây luôn có vừa nụ, vừa trái nên bà con nên chia lượng phân ra nhiều phần nhỏ để bón thì mới kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây để nuôi trái. Có thể chia từ 30 – 50% tổng lượng phân bón cho cây vào vụ thuận và vụ nghịch (vụ xử lý đèn) lượng phân còn lại.
(VOH) - Để cây thanh long phát triển bền vững, cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, cần phải nắm vững cách bón phân phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây.
Nếu được bón cân đối đạm, lân, kali kết hợp với hữu cơ và bổ sung thêm một số nguyên tố như canxi, magie, bo thì cây sẽ cho trái có độ ngọt cao, màu sắc đẹp, vỏ và thịt trái chắc, trái ít bị hư thối sau khi thu hoạch hoặc khi vận chuyển.
Tiến sĩ Nguyễn Trịnh Nhất Hằng – Trưởng Bộ môn kỹ thuật canh tác Viện cây ăn quả miền Nam chia sẻ một số kinh nghiệm bón phân cho cây thanh long:
- Thứ nhất, lưu ý mối quan hệ giữa đất, phân bón, cây trồng và thời tiết. Về đất trồng, cần xem nơi trồng thuộc đất cát, phèn nhẹ, thịt pha hay đất phù sa. Vì mỗi loại đất sẽ có liều lượng phân và dạng phân bón khác nhau.
- Thứ hai, tuổi cây.
- Thứ ba, năng suất thu hoạch của vụ trước.
- Thứ tư, các giai đoạn tăng trưởng của cây thanh long. Đây là gia đoạn quan trọng, nhà nông cần biết cây cần phải bón bổ sung dạng chất dinh dưỡng nào: giai đoạn sau thu hoạch trái, trước khi ra hoa, giai đoạn cây mang trái và nuôi trái. Đây là 3 giai đoạn cơ bản từ đó phân chia tỷ lệ và liều lượng phân bón phù hợp từng thời kỳ phát triển của cây.
Sau khi kết thúc vụ thu hoạch trái, cần tiến hành tỉa bỏ cành mang trái, cành sâu bệnh, cành bên trong tán của cây thanh long và kết hợp bón phân để giúp cây phục hồi và bổ sung các chất cho đất mà cây đã lấy đi. Cây cũng cần tích lũy dưỡng chất để cung cấp cho vụ kế tiếp. Trong giai đoạn này, cần bón phân hữu cơ với tỷ lệ đạm nhiều, có thể bón thêm lân, NPK theo tỉ lệ 2:1,5:1.
Ở giai đoạn trước khi thanh long ra hoa hay còn gọi là phân hóa mầm hoa, cần giảm lượng đạm, tăng cường lân và kali, bón NPK theo tỷ lệ 1:3:2. Bón phân giai đoàn này giúp cành mau trưởng thành, phân hóa mầm hoa. Trong giai đoạn này, có thể cung cấp thêm canxi, bo dạng phân bón qua lá.
Khi cây ở giai đoạn ra nụ, trổ hoa và nuôi trái, bón đạm và kali với liều lượng cao, bón NPK với tỷ lệ 1:1:2. Đạm giúp tăng kích thước và trọng lượng quả; kali giúp quả ngọt, màu sắc đẹp.
Ngoài ra, cũng cần bổ sung cho cây chất vi lượng như canxi hoặc bo. Cần chú ý hệ thống rễ cây thanh long ăn nông và lan rộng, nên bón phân ở tầng đất mặt theo hình chiếu của tán cây. Tưới nước sau khi bón.
Cần nắm vững cách bón phân phù hợp với từng thời kỳ phát triển để cây phát triển bền vững, cho năng suất cao. Ảnh: internet
2 giai đoạn chính cần bón phân
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản bắt đầu từ khi trồng đến năm thứ 2, nhà vườn chuẩn bị đất, đặt hom. Trước khi đặt hom, cần bón lót từ 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục, ½ kg super lân hoặc thêm 1 kg vôi. Trong giai đoạn này, cây cần nhiều đạm để phát triển thân cành, nhiều lân để phát triển bộ rễ, phát triển chồi. Cây cần kali để cứng cáp và chống chọi sâu bệnh và một số chất trung vi lượng để cây phát triển cân đối.
Giai đoạn này, nên chia lượng phân bón ra làm nhiều lần, nhiều phần nhỏ để giúp cây hấp thụ tốt, giảm thất thoát. Trong năm đầu tiên, hoặc bón phân định kỳ 15 – 30/lần với 200g NPK, hoặc sử dụng tỷ lệ 16:16:8 hoặc 20:20:15 kết hợp với 200g ure. Khi cây leo đến đỉnh trụ, bón lân giúp rễ phát triển tốt, phun thêm phân bón qua lá chứa các chất trung vi lượng để giúp cây phát triển nhanh, bẹ to, khỏe xanh.
- Ở giai đoạn kinh doanh, tức khi cây mang trái ổn định tính từ năm thứ 3 trở đi, bón kali nhằm tăng độ ngọt và thịt trái chắc hơn. Lượng phân bón trung bình cho mỗi trụ như sau:
+ Phân chuồng: từ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục.
+ Phân vô cơ: NPK theo tỷ lệ khuyến cáo 500g đạm, 500g lân, 500g kali đổi ra tương đương 2,5kg NPK 20:20:15 cộng 200 clorua kali. Nhà vườn có thể sử dụng phân đơn như ure, lân, clorua kali để bón cho cây. Do cây thanh long cho trái thuận thường xuyên gối đầu, trên cây luôn có vừa nụ, vừa trái nên bà con nên chia lượng phân ra nhiều phần nhỏ để bón thì mới kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây để nuôi trái. Có thể chia từ 30 – 50% tổng lượng phân bón cho cây vào vụ thuận và vụ nghịch (vụ xử lý đèn) lượng phân còn lại.