TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420991
  TRỒNG TRỌT

  Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi Diễn thời kỳ phát triển quả non
23/04/2019

Hiện nay cây bưởi Diễn đang ở giai đoạn phát triển quả non là thời điểm quan trọng để bảo đảm năng suất và chất lượng quả. Để có một vụ quả bội thu các nhà vườn cần những lưu ý khi chăm sóc cây bưởi Diễn như sau:

1. Tỉa bớt quả

Những quả bưởi sau khi đậu được khoảng 2 - 3 tuần là thời điểm rụng quả sinh lý, những cây chăm sóc kém có thể rụng quả hàng loạt. Vì vậy cần tiến hành tỉa bớt quả trên chùm sai, tỉa các quả nhỏ, quả vẹo... để tạo điều kiện cho các quả chính phát triển tốt.

- Tùy tình hình phát triển của cây và tuổi cây mà số quả để lại trên cây khác nhau.

- Việc tỉa quả cần tiến hành 2 lần :

+ Tỉa quả lần 1: Sau khi đậu quả 2 tuần

+ Tỉa quả lần 2: Tiến hành cách lần 1 khoảng 2 tuần

- Trong quá trình tỉa quả cần tỉa bỏ quả nhỏ, quả ở chùm quá dày, quả ra ở vị trí không thuận lợi, quả không cân đối, cắt bỏ những cành ra hoa nhưng không có khả năng đậu quả, cành tăm, cành khô. Khi cắt nên dùng dụng cụ chuyên dùng để cắt tỉa.

Chăm sóc bưởi thời kỳ quả non giúp đảm bảo năng suất và chất lượng quả

2. Chăm sóc và bón phân

- Trong giai đoạn này cây rất cần chất dinh dưỡng để tập trung nuôi quả. Vì vậy sau khi tiến hành tỉa quả lần 1 khoảng 1 tuần thì tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây. 

- Lượng phân bón phụ thuộc vào tuổi cây, tình trạng phát triển của cây, chất đất. Nếu sau khi thu hoạch bón nhiều phân, cây sinh trưởng phát triển tốt, lá xanh tốt thì bà con bón ít và ngược lại cây còi cọc, lá không xanh thì bón nhiều.

Có thể dùng phân đơn hoặc phân NPK tổng hợp để bón cho cây.

- Lượng phân bón cho cây giai đoạn mang quả non như sau:

+ Đối với cây 5 năm tuổi:

Bón 0,1kg phân lân + 0,1kg Kali + 0,1kg đạm urê/cây; Hoặc bón 0,5 kg NPK 16:6:16 (hoặc 5:10:3)/cây.

+ Đối với cây từ 6 - 10 năm tuổi:

Bón 0,2 - 0,3kg đạm urê + 0,3 - 0,4 kg kali/cây; Hoặc bón 01 kg NPK 16:6:16 (hoặc 5:10:3)/cây.

- Cách bón: Phân bón được hòa vào nước và tưới đều xung quanh tán cây hoặc rải phân đều lên bề mặt tính từ hình chiếu tán của cây trở vào phía gốc. Sau đó lấp nhẹ lớp đất tránh tổn thương đến rễ và tiến hành tưới nước cho cây.

Tùy vào sức phát triển của cây có thể sử dụng nước phân chuồng, ốc, ngô, đỗ tương, xương động vật ngâm với lân để tưới cho cây từ 1 - 2 lần. Mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Chú ý:

 - Khi tiến hành bón phân tuyệt đối không được xới xáo, cuốc trong tán cây để tránh gây tổn thương bộ rễ.

- Không được bón quá nhiều phân đạm cây sẽ sinh trưởng và hình thành tầng rời gây rụng quả non.

3. Sử dụng phân bón qua lá

Dùng phân bón qua lá như phân đầu trâu 902 hoặc Atonic… (theo chỉ dẫn trên bao bì) có thể kết hợp phun thuốc sâu hoặc bệnh.

 Lần phun này có tác dụng cung cấp bổ sung một số nguyên tố đa vi lượng làm giảm rụng quả non, kích thích quả mau lớn.

4. Chế độ tưới nước

- Từ tháng 3 - 5 (quả nhỏ): cần tưới ẩm nhằm hạn chế rụng quả (độ ẩm đạt 70 - 80 %).

- Trong thời kỳ này nếu mưa nhiều cần phải tiêu thoát nước kịp thời, không để ngập úng.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Trong vụ xuân mưa nhỏ, mưa phùn rải rác, ẩm độ không khí cao, ít ánh sáng nên các loại sâu bệnh hại thường phát triển mạnh và làm cho quả non bị hỏng. Các loại sâu bệnh thường gặp gồm:

- Sâu vẽ bùa: Sử dụng thuốc Polytrin 440 EC, pha 25 ml/10 lít nước hoặc Selecron 500 EC pha 25 ml/10 lít nước, phun phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, quả non và hiệu quả nhất lúc lộc non dài từ 1 - 2 cm, quả non có đường kính 2 - 3 cm, phun ướt hết mặt lá non, quả non.

- Rệp sáp: Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút lá, cành, quả, cuống quả. Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon 10 EC pha với nồng độ 0,1 - 0,2%.

- Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả: Thời gian xuất hiện từ tháng 2 - 10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun-phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành.

- Bệnh loét, sẹo: Bệnh tấn công từ lúc quả còn nhỏ đến khi quả lớn, bệnh nặng làm rụng quả. Năm nào, mưa nhiều thời tiết nóng ẩm, bệnh phát triển mạnh thành dịch. Để phòng trừ dùng Boocdo 1% (15 gram sunphat đồng + 20 gram vôi tôi/20 lít nước) hoặc Kocide 53.8 DF.

- Bệnh mốc sương: Để phòng bệnh mốc sương gây hại, dùng các loại thuốc đặc hiệu như: Ridomin gold 72WP; Aliette 80WG, phun lúc quả có kích thước bằng đầu ngón tay.

- Bệnh chảy gôm: Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi. 

- Ngoài ra có thể dùng Basudin 10G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc cây.

- Sâu đục thân, cành: Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dùng xilanh bơm thuốc trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Sherpa 25EC

 - Nhện đỏ: Khi quả có kích thước 2 - 3cm cần bắt buộc phun phòng trừ nhện đỏ gây hại. Chúng không những làm rụng quả mà còn gây nên hiện tượng nám quả ảnh hưởng đến màu sắc, hình dạng và độ lớn quả sau này. Sử dụng thuốc Bnongduyen 2.0EC; Alfamite, Ortus,...

Chú ý:

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì.

- Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh phòng trừ kịp thời.

- Sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm sử dụng.

 

Trạm Khuyến nông Mỹ Đức - Hà Nội
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu