TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421190
  TRỒNG TRỌT

  Kỹ thuật chăm sóc Vú Sữa sau trồng đúng cách
05/09/2019

Vú sữa là loại quả có vị thơm ngọt mát, rất thích hợp cho việc giải khát khi thời tiết nóng nực. Ngoài ra, vú sữa còn được mọi người ưa chuộng vì không chỉ ngon và có chất lượng cao, có nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe mọi người. Chính vì vậy mà giống cây này đang được bà con nông dân thích và trồng tại vườn nhà mình.

Kỹ thuật chăm sóc vú sữa sau trồng đúng cách

Kỹ thuật trồng vú sữa được nhiều người dân áp dụng thành công chia sẻ:

"Vú sữa là loại cây dễ trồng, thích nghi với vùng đất cao, nơi có mực nước phù sa lên xuống, nhưng người trồng cũng phải nắm vững kỹ thuật từ lúc chọn giống, lên liếp cho tới lúc bón phân, bẻ trái. Vú sữa sau khi trồng khoảng 3 năm sẽ cho trái và từ ngày vú sữa ra hoa cho đến khi chín mất khoảng 8 đến 9 tháng. Nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, năng suất năm sau sẽ cao gấp đôi năm trước". - Ông Mười chia sẻ

"Trước khi trồng cây giống, cần xử lý đất bằng vôi bột trong khoảng nửa tháng, sau đó bón lót phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Khi bón phân đạm, lân, kali nên tưới liên tục trong 3 ngày để phân thấm đều vào gốc cây, hạn chế thất thoát. Sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa bớt nhánh, xử lý đúng kỹ thuật để giúp cây phát tán đều, nhận đủ ánh sáng để mùa sau trái sai, to và có chất lượng hơn". - Ông Nam chia sẻ

Kinh nghiệm chăm sóc cây vú sữa được chia sẻ từ Giống cây trồng: "Kĩ thuật trồng cây Vú Sữa"

Hướng dẫn kĩ thuật trồng cây vú sữa. Cây vú sữa là giống cây có khả năng thích nghi tốt với môi trường thổ nhưỡng và khí hậu ở nhiều vùng miền nước ta. Đây là giống cây trồng bản địa cho năng suất cao

1/ Giai đoạn cây giống vú sữa từ khi mới trồng đến 3 năm tuổi

a. Chăm sóc

- Dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

- Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.

- Tưới nước: cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 - 5 lần, mỗi lần tưới 20 - 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh, đặc biệt trong 3 năm đầu.( kĩ thuật trồng cây vú sữa)

b. Bón phân

- Sau khi trồng đến một năm: sử dụng NPK 16 - 16 - 8 + urê tỉ lệ 1:1, liều lượng 40 g/cây; hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần

- Cây 1 - 3 năm tuổi: bón 1 - 2 kg hỗn hợp gồm urê, DAP, NPK 16 - 16 - 8 (hoặc 20 - 20 - 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1kg phân, sau đó tăng dần)

c. Tỉa cành tạo tán

Tong các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

2/ Giai đoạn cây từ 3 năm tuổi trở lên

a. Tủ gốc giữ ẩm

Rễ vú sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Nên tủ cách gốc để tránh sâu bệnh tấn công.

b. Làm cỏ và trồng xen

Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. Đến năm thứ tư trở đi tán cây rộng dần và công làm cỏ sẽ giảm. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước, trong các năm đầu nên dùng rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.

c. Tưới tiêu

Để cây vú sữa phát triển nhanh hơn, cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong những năm đầu.

Giai đoạn cây ra hoa và mang trái tưới nước thường xuyên 2 - 3 ngày/lần giúp cây ra hoa, đậu trái tốt hơn.

d. Tỉa cành, tạo tán

Hàng năm, sau khi thu hoạch, phải vệ sinh vườn bằng cách tỉa bỏ những cành mọc đứng trong tán, cành gãy, cành sâu bệnh, cành khô, già cỗi, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất; tỉa thấp lại cành chính khống chế chiều cao của cây không quá 4 – 4,5 m để tiện chăm sóc, thu hoạch sau này.

Đối với cây quá già cỗi: cây cho lá nhỏ, trái nhỏ, chậm ra nhánh mới; để trẻ hóa vườn cây vú sữa này cần cưa bỏ từ 30 – 60% số cành để cây phát triển cành mới, số cành mới phát triển sẽ cho trái lớn hơn, tốt hơn vào các vụ sau.

Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1 - 2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30 - 50cm tính từ gốc cành. Vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng 15 - 20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5 - 15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2 - 3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50 - 60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành.( kĩ thuật trồng cây vú sữa).

e. Bón phân

Từ năm thứ tư sau khi trồng, cây vú sữa bắt đầu cho trái; vì vậy lượng phân bón cho cây cũng tăng dần lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây. Bón 2 – 3 kg hỗn hợp gồm urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm bón vào lúc cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Lượng phân bón trên áp dụng cho cây 4 – 5 năm tuổi.

Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: sau khi thu hoạch làm gốc để cây chuẩn bị ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 - 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 6 năm đến trên 20 năm (lúc đầu bón số lượng nhỏ, tăng dần theo từng năm). Mức phân đề nghị cho cây 5 năm tuổi như sau :

Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa sớm với 5 - 10kg phân hữu cơ hoai/cây và 3 - 6 kg gồm NPK (20 - 20 - 15 hoặc 16 - 16 - 8), urê và phân lân theo tỉ lệ 1/1/1.

Lần 2: Bón vào giai đoạn đậu trái lúc trái bằng nút áo với lượng 2 - 4 kg phân/cây gồm urê và DAP theo tỉ lệ 2/1.

Lần 3: Bón vào giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2 cm, với 2 - 3kg phân NPK/cây (dạng phân như nói trên).

Lần 4: Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1 - 2 tháng với liều lượng 1 - 2kg phân NPK/cây.

Các lần bón phân cách nhau từ 2,5 - 3 tháng.

Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc rồi bón lên mặt liếp (mô) hoặc xới rảnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5 - 7 ngày cho phân tan vào đất.

f. Thu hoạch

Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa là 180 - 200 ngày, mùa thu hoạch vú sữa Lò rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Khi chín vỏ vú sữa có màu sáng bóng.

Vỏ vú sữa mỏng nên dễ bị giập, trầy sướt; khi chín cuống trái dễ bị sút ra nên khi thu hoạch phải thật nhẹ nhàng và khéo léo, không để trái trực tiếp xuống đất vì nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.

Nên bao trái để tránh trầy sướt khi vận chuyển. Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái.

Khi để trái vào thùng, vào giỏ… nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên để quá 4 - 5 lớp/giỏ.

Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa là 180 - 200 ngày, mùa thu hoạch vú sữa Lò rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Khi chín vỏ vú sữa có màu sáng bóng.

Vỏ vú sữa mỏng nên dễ bị giập, trầy sướt; khi chín cuống trái dễ bị sút ra nên khi thu hoạch phải thật nhẹ nhàng và khéo léo, không để trái trực tiếp xuống đất vì nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.

Nên bao trái để tránh trầy sướt khi vận chuyển. Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái.

Khi để trái vào thùng, vào giỏ… nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên để quá 4 - 5 lớp/giỏ.

 

nongnghiepnhanh.com
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu