1. Đặc điểm tình hình chung:
* Vị trí địa lý:
Bưng Riềng là xã ven biển, nằm ở phía Đông huyện Xuyên Mộc, cách trung tâm huyện Xuyên Mộc khoảng 10 km, có đường Quốc lộ 55 đi qua trung tâm và đường du lịch ven biển nối liền các khu du lịch từ Vũng Tàu - Suối nước nóng Bình Châu - Phan Thiết nên rất thuận tiện trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch.
Có ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Đông giáp xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc;
- Tây giáp xã Hòa Hội, xã Bông Trang huyện Xuyên Mộc;
- Nam giáp Khu Bảo tồn TNBC.PB và Biển Đông;
- Bắc giáp xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc.
* Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn và tài nguyên:
- Về địa hình: xã Bưng Riềng có địa hình đồi lượn sóng chia cắt nhẹ, được xếp vào dạng đồi thấp và địa hình thấp dọc theo thềm sông Ray và ven biển. Địa hình có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình khoảng 50m, độ dốc trung bình khoảng 80 .
- Về thổ nhưỡng: xã Bưng Riềng có diện tích đất tự nhiên là 4.999,07 ha, trong đó:
+ Nhóm đất cát có độ phì nhiêu thấp, khả năng giữ nước và phân kém, đất chua nghèo dưỡng chất gồm 3.383,06 ha, chiếm tỷ lệ 67,67% diện tích đất tự nhiên.
+ Nhóm đất xám nghèo dưỡng chất, khả năng giữ nước và phân kém gồm 1.007,26 ha, chiếm 20,15% diện tích đất tự nhiên.
+ Nhóm đất đỏ vàng ( đất bazan ) có độ phì nhiêu cao, thích hợp cho việc trồng cây cao su, điều, tiêu và cây ăn quả 342,83 ha, chiếm 6,86% diện tích tự nhiên.
+ Nhóm đất dốc tụ có độ phì nhiêu cao, giàu mùn, đạm gồm 39,93 ha, chiếm 0,8% diện tích đất tự nhiên.
+ Nhóm đất trơ sỏi đá không có khả năng sản xuất nông nghiệp gồm 270,32 ha, chiếm 5,41% diện tích đất tự nhiên.
- Về khí hậu: mang đặc thù chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa chỉ kéo dài trong 6 tháng với lượng mưa trung bình thấp.
- Về thủy văn: chế độ thủy văn tại các suối trên địa bàn xã phân hóa theo 2 mùa rõ rệt: mùa khô hoàn toàn không có nước gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa thường xuất hiện lũ gây ngập úng ở nơi có địa hình thấp. Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, vùng ven biển bị ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều và hiện tượng xâm thực mặn.
- Về tài nguyên:
+ Rừng: Diện tích rừng trên địa bàn là 3.086,03 ha, trong đó rừng đặc dụng là 2.493,03 ha thuộc rừng nguyên sinh quốc gia do BQL khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu quản lý; rừng sản xuất là 593 ha do Công ty TNHH Lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý. Khu bảo tồn thiên nhiên có nguồn gen động, thực vật rất phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế nông lâm, ngư nghiệp.
+ Mặt nước: tổng diện tích hồ, ao, sông, suối là 22,61 ha. Tuy nhiên, nguồn nước mặt rất khan hiếm, chỉ có nước trong mùa mưa, mùa nắng khô cạn không đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, dân sinh.
+ Khoáng sản: Khoáng sản trên địa bàn xã có nhóm đất cát, sỏi có thể sử dụng làm vật liệu san lấp là 205 ha.
* Đặc điểm kinh tế, xã hội:
Bưng Riềng là một xã kinh tế mới được hình thành sau ngày hoàn toàn giải phóng Miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975. Người dân đa số là ở các tỉnh, thành khác trên cả nước về đây sinh sống, lập nghiệp, chỉ có một số ít là người địa phương.
Xã Bưng Riềng có diện tích đất tự nhiên là: 4.999,07 ha, có 1.274 hộ, gồm 5.730 khẩu, mật độ dân số trung bình 112 người/km2., được phân bố sống tập trung trên địa bàn 4 ấp nằm dọc theo quốc lộ 55.
Hiện trên địa bàn có 02 tôn giáo lớn đang hoạt động là Thiên chúa giáo và Phật giáo, trong đó: Thiên chúa giáo có 672 hộ, gồm 3.243 khẩu, chiếm tỷ lệ 56,8% dân số toàn xã; Phật giáo có 356 hộ, gồm 1472 khẩu, chiếm tỷ lệ 25,8% dân số toàn xã; còn lại là không đạo.
Tổng số người trong độ tuổi lao động đến cuối năm 2011 có: 3.067 người, chiếm tỷ lệ 53,5% tổng dân số toàn xã. Trong đó: lao động làm việc trong ngành nghề phi nông nghiệp 993 người, chiếm tỷ lệ 32,4%; lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm- ngư nghiệp 822 người, chiếm tỷ lệ 26,8%; lao động là học sinh- sinh viên 274 người, chiếm tỷ lệ 8,9%. Như vậy, qua hơn 01 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp..
Đến cuối năm 2011, tổng số lao động đã qua đào tạo nghề có 1.137 lao động, chiếm tỷ lệ 37% ( kể cả số lao động kỹ thuật không có bằng cấp ). Nhưng nhìn chung, chất lượng lao động chưa cao, còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Với những điều kiện tự nhiên về rừng và biển như đã nêu cùng với lợi thế nằm dọc quốc lộ 55, có tuyến đường Bưng Riềng - Hồ cốc và tuyến đường du lịch ven biển. Đây là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, hình thành các khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng cao cấp và mô hình “ du lịch vườn” cũng như phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả đặc sản của địa phương như; Cao su, Hồ tiêu, Thanh long, cây ăn trái các loại phục vụ cho xuất khẩu và khách du lịch ….
Từ những đặc điểm trên, cơ cấu kinh tế trong thời gian tới vẫn được xác định là Nông nghiệp- Thương mại dịch vụ và Tiểu thủ công nghiệp. Trong đó: có trên 70% số hộ sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, khoảng 24% số hộ sinh sống bằng nghề kinh doanh thương mại- dịch vụ và 6% số hộ hành nghề đánh bắt hải sản gần bờ.
2. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG về NTM:
Ngay từ khi được các cấp, các ngành quan tâm chọn Bưng Riềng là 01 trong 06 xã điểm trong toàn tỉnh để thực hiện thí điểm mô hình xây dựng NTM. Thường vụ Đảng ủy đã xác định đây là một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng cần phải có sự tập trung cao độ, sự đoàn kết, nhất trí cao trong công tác lảnh đạo và chỉ đạo, trong đó: ban thường vụ Đảng ủy đóng vai trò là hạt nhân lảnh đạo, BCH Đảng ủy là trọng tâm, Cán bộ, Đảng viên là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Qua đó, ban thường vụ Đảng ủy đã thành lập tổ khảo sát, xây dựng Đề án do đ/c Phó Bí thư, CT-UBND xã làm tổ trưởng, thủ trưởng các ngành liên quan đến 19 nội dung xây dựng NTM là thành viên.
Đồng thời, để tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn. Ban thường vụ Đảng ủy đã tổ chức quán triệt các văn bản, quy định, Quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới đến toàn thể BCH Đảng bộ, các Chi bộ trực thuộc và cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền. Cụ thể các văn bản gồm:
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa X ) về “ nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
- Thông báo số 238/TB-TW ngày 07/4/2009 của Ban chấp hành Trung ương về kết luận của Ban bí thư về đề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ Tướng Chính phủ V/v Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số: 54/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số: 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v hướng dẫn qui hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số: 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Chương trình hành động số: 24-CTr/TU ngày 21/10/2009 của Tỉnh Ủy tỉnh BRVT về việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh BRVT đến năm 2020;
- Quyết định số: 663/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ và Chương trình hành động số 24/CTr/TU ngày 21/10/2009 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW.
- Chỉ thị số: 10/2010/CT-UBND ngày 15/6/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu về triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Quyết định số: 3362/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND tỉnh BRVT về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BRVT giai đoạn 2010 – 2012;
Bên cạnh đó, Đảng ủy, chính quyền địa phương cũng đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, kế hoạch để lảnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM, cụ thể như sau:
* Năm 2010:
- Ngày 28/9/2010, UBND xã ban hành Quyết định số: 154/QĐ-UBND về việc Thành lập Ban quản lý, điều hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Bưng Riềng giai đoạn 2010 – 2012.
* Năm 2011:
- Ngày 12/01/2011, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 13-NQ/ĐU về việc lảnh đạo thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bưng Riềng giai đoạn 2011- 2012 đến 2015.
- Ngày 13/01/2011, Đảng ủy xã đã ban hành Chỉ thị số: 01a-CT/ĐU về việc tăng cường lảnh chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới xã Bưng Riềng năm 2011.
- Ngày 20/01/2011, HĐND xã đã thông qua Nghị quyết chuyên đề số: 04/2011/NQ-HĐND về việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Bưng Riềng, giai đoạn 2010 – 2012 đến năm 2015.
- Ngày 15/03/2011, UBND xã đã ban hành Quyết định số: 33/QĐ-UBND V/v thành lập tổ quản lý, điều hành xây dựng qui hoạch và công tác xây dựng cơ bản theo chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2012, do đ/c PCT-UBND xã ( phụ trách khối kinh tế ) kiêm phó BQL-ĐH-NTM làm tổ trưởng.
- Ngày 15/03/2011, UBND xã đã ban hành Quyết định số: 34/QĐ-UBND V/v thành lập tổ quản lý, điều hành thực hiện các tiêu chí về Văn hóa- Xã hội- Môi trường giai đoạn 2011- 2012, do đ/c PCT-UBND xã ( phụ trách khối VHXH ) kiêm phó BQL-ĐH-NTM làm tổ trưởng.
- Ngày 15/03/2011, UBND xã đã ban hành Quyết định số: 35, 36, 37, 38/QĐ-UBND về việc thành lập Ban phát triển, xây dựng nông thôn mới 04 ấp và Quyết định số: 39/QĐ-UBND V/v Công nhận Ban giám sát cộng đồng để thực hiện việc giám sát các công trình xây dựng theo Đề án xây dựng NTM gồm 09 thành viên, do đ/c PCT-HĐND xã làm trưởng ban, PCT-UB.MTTQ kiêm trưởng Ban thanh tra nhân dân làm Phó ban, cùng các thành viên là đại diện các đoàn thể xã và đại diện cộng đồng dân cư 04 ấp do các ấp bầu chọn.
Ngoài ra, ngày 15/03/2011 Đảng ủy xã cũng đã ra Quyết định số: 23-QĐ/ĐU thành lập Ban vận động, tuyên truyền xây dựng NTM gồm 09 thành viên, do đ/c Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy làm trưởng ban, CT-UB.MTTQ xã làm phó ban, các đoàn thể chính trị xã hội và trưởng ban nhân dân 04 ấp làm thành viên. Đến ngày 08/6/2011, do tình hình thay đổi nhân sự, Đảng ủy đã ra Quyết định số: 33-QĐ/ĐU về việc kiện toàn Ban vận động, tuyên truyền xây dựng NTM cũng với các thành phần như trên.
- Ngày 02/12/2011, HĐND xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số: 11/2011/NQ-HĐND về việc Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bưng Riềng huyện Xuyên Mộc, tỉnh BRVT đến năm 2020.
* Năm 2012:
Ban thường vụ Đảng ủy, chính quyền địa phương đã lồng ghép nhiệm vụ phát triển KT-VHXH-QPAN vào nhiệm vụ thực hiện nội dung 19 tiêu chí về xây dựng NTM để ban hành các văn bản sau:
- Ngày 03/01/2012, Đảng bộ xã đã Ban hành Nghị quyết số: 28-NQ/ĐB về Nghị quyết của Đảng bộ năm 2012 và công văn số: 54-CV/ĐU về việc lảnh đạo tổ chức đăng ký gia đình Văn hóa, gia đình Nông thôn mới năm 2012 trên địa bàn xã Bưng Riềng.
- Ngày 05/01/2012, Đảng ủy xã đã ban hành Chỉ thị số: 05a-CT/ĐU về việc tăng cường lảnh chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới xã Bưng Riềng năm 2012.
- Ngày 09/01/2012, HĐND xã đã ban hành Nghị quyết số: 03/2012/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã- Văn hóa- Xã hội- QPAN năm 2012.
- Ngày 13/01/2012, UBND xã đã ban hành Quyết định số: 05/2012/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán thu, chi ngân sách xã năm 2012.
- Ngày 13/01/2012, UBND xã đã Ban hành Chỉ thị số: 01/2012/CT-UBD về một số biện pháp chỉ đạo, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.
- Ngày 27/3/2012, UBND xã đã ban hành Quyết định số: 107/QĐ-UBND về việc Ban hành kế hoạch, nội dung thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2012.
- Ngày 25/4/2012, UBND xã đã ban hành Quyết định số: 114/QĐ-UBND về việc Đổi tên Ban quản lý, điều hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Bưng Riềng giai đoạn 2010 – 2012.
- Ngày 08/5/2012, Đảng ủy ban hành Quyết định số: 55-QĐ/ĐU về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Bưng Riềng, giai đoạn 2010- 2012 và những năm tiếp theo.
- Ngày 14/5/2012, Đảng ủy ban hành Quyết định số: 58-QĐ/ĐU về việc thành lập tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Bưng Riềng, giai đoạn 2010- 2012 và những năm tiếp theo.
- Ngày 07/6/2012, UBND xã đã ban hành các Quyết định số: 165, 174, 180, 199/QĐ-UBND ngày 07/6/2012 về việc thành lập tổ giám sát vận động việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, rác thải trên địa bàn 04 ấp. Đồng thời, đã ban hành Quyết định thành lập 31 tổ tự quản về công tác vệ sinh môi trường, rác thải theo địa bàn các tổ dân cư thuộc 04 ấp.
Căn cứ vào các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Đảng ủy, HĐND, UBND đã ban hành. Ban vận động tuyên truyền, các tổ quản lý, điều hành thực hiện các tiêu chí về XDCB và Văn hóa- xã hội- môi trường, Ban giám sát cộng đồng, Ban vận động phát triển các ấp, các ban, ngành đoàn thể xã đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, lồng ghép việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội- QPAN với nhiệm vụ thực hiện nội dung các tiêu chí do Ban, ngành, địa bàn mình phụ trách, quản lý ( có các kế hoạch kèm theo ). Từ đó đã tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong việc phối hợp tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn xã.
3. Kết quả thực hiện:
3.1 Kết quả tuyên truyền, vận động:
Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM của xã giai đoạn 2011- 2012 đến năm 2015. Địa phương đã tiến hành thực hiện các bước tuyên truyền, vận động như sau:
- Đã cử 03 lượt cán bộ là thành viên BQL xã gồm 32 đ/c tham gia các lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới do BCĐ tỉnh tổ chức.
- Thường xuyên thông tin, tuyên truyền trên đài phát thanh công cộng về Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2012 đến năm 2015 và nội dung 19 tiêu chí xây dựng NTM;
- Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến cho tất cả cán bộ, Đảng viên các ban ngành, đoàn thể từ xã đến ấp và tổ trưởng tổ dân cư về các văn bản chỉ đạo của TW, tỉnh, huyện về chương trình MTQG xây dựng NTM và Đề án, Kế hoạch xây dựng NTM của xã giai đoạn 2011- 2012 đến năm 2015 theo nội dung 19 tiêu chí. Đến nay, toàn thể cán bộ, Đảng viên đã cơ bản nắm chắc các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về chương trình MTQG xây dựng NTM cũng như nội dung thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn.
- Ban vận động tuyên truyền xã kết hợp với Ban vận động phát triển các ấp, tổ chức họp dân theo từng tổ địa bàn để tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện đăng ký hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “ Gia đình NTM” theo nội dung 19 tiêu chí ( phát bản nội dung đăng ký cho từng hộ ).
- Ban quản lý- điều hành phối hợp với Ban tuyên truyền, vận động tổ chức họp các hộ gia đình có diện tích đất nằm trên các tuyến đường để vận động hiến đất, hoa màu, vật liệu kiến trúc để nâng cấp, mở rộng đường GTNT theo kế hoạch đề ra.
3.2 Kết quả đạt được của cuộc vận động:
Thực hiện chủ trương “ nhà nước và nhân dân cùng làm” và vì lợi ích phát triển của cộng đồng. Qua hơn 01 năm thực hiện xây dựng NTM, đến nay, nhân dân đã tự nguyện hiến 45.737 m2 đất ( trong đó có 36.335 m2 diện tích đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm ), di dời 01 căn nhà xây cấp 4, tháo dỡ 4.550 m rào, chặc bỏ 1.492 cây lâu năm và đóng góp 336 ngày công lao động để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường GTNT. Ngoài ra còn tự đầu tư trên 5 tỷ đồng để cải tạo 2.426m hàng rào và các công trình phụ, xây dựng 2.749 m2 diện tích nhà ở. Tự đầu tư trụ và công lao động để cải tạo các tuyến đường điện vào hộ gia đình chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật với trị giá gần 30 triệu đồng.
Trong năm 2011, qua bình xét cuộc vận động xây dựng “ Gia đình Văn hóa” và “ Gia đình NTM”, đã có 1.118 hộ/ 1198 hộ được các ấp bình xét công nhận đạt chuẩn danh hiệu “ Gia đình Văn hóa” và “ Gia đình NTM”, chiếm tỷ lệ 93,3% số hộ đăng ký. Riêng 03 tháng đầu năm 2012, qua cuộc vận động đăng ký xây dựng “ Gia đình Văn hóa” và “ Gia đình NTM” đã có 1.188 hộ/ 1.219 hộ đăng ký, đạt 97,45%.
4. Kết quả thực triển khai thực hiện Bộ tiêu chí về xây dựng NTM ( được ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của UBND tỉnh BRVT ):
a). Quy hoạch:
- Tiêu chí 1 về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch: trên cơ sở những quy hoạch đã có trước đây gồm: qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch xây dựng điểm dân cư và Trung tâm hành chính xã, qui hoạch Phát triển nông nghiệp- nông thôn và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND xã đã phối hợp với đơn vị tư vấn Trung tâm nghiên cứu và dụng công nghệ địa chính TP.HCM tiến hành rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020. Để quy hoạch xây dựng NTM đảm bảo tính ổn định, bền vững và phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương trong thời gian tới. Bước đầu, UBND xã đã phối hợp với các Phòng chức năng của huyện rà soát lại các quy hoạch đã có trước đây, xem những gì còn phù hợp và không còn phù hợp để điều chỉnh bổ sung, sau đó tiếp tục tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của cán bộ các ban, ngành đoàn thể từ xã đến ấp, tổ trưởng tổ dân cư, đại diện các tôn giáo và đại diện nhân dân trên địa bàn. Qua các ý kiến đóng góp, UBND xã đã kịp thời bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch. Trong đó: đã qui hoạch vùng sản xuất phát triển cây lâu năm 1.450 ha, cây hàng năm 220 ha, 03 khu vực chăn nuôi khoảng 70 ha; quy hoạch đất xây dựng các điểm dân cư là 63,9 ha.
Đến nay, UBND xã đã hoàn thành các bước thủ tục về Đề án quy hoạch xây dựng NTM và ngày 10/01/2012 đã có Tờ trình số: 09/TT-UBND về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch xây dựng NTM xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BRVT giai đoạn 2011- 2020 gửi BCĐ-XD-NTM huyện xem xét để trình UBND huyện Xuyên Mộc phê duyệt theo thẫm quyền và sẻ thực hiện công bố công khai sau khi được phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch đã được nhiều lần thông qua góp ý, BQL-ĐH-NTM xã đã tiếp tục thực hiện các dự án XDCB, chương trình, đề án theo Quy hoạch.
Nhìn chung, nhờ xây dựng quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhất là trong qui hoạch sản xuất nông nghiệp, nên đến nay nhân dân đã mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tính đến nay so với năm 2010, diện tích cây cao su có 259 ha, tăng 70,4 ha; Thanh long có 30 ha, tăng 20 ha; cây tiêu có 31 ha, tăng 12 ha; trang trại chăn nuôi có 23 trang trại ( trong đó: có 20 trang trại heo và 03 trang trại gà ).
b). Hạ tầng kinh tế - xã hội:
- Tiêu chí 2 về giao thông:
Thực hiện chủ trương “ nhà nước và nhân dân cùng làm” và vì lợi ích của cộng đồng, trong đó: nhân dân hiến đất, vật liệu kiến trúc, cây trồng, ngày công lao động để nâng cấp mở rộng mặt đường, nhà nước hổ trợ vốn đầu tư xây dựng. Với chủ trương đó, từ năm 2010 đến nay, nhân dân đã tự nguyện hiến 45.737 m2 đất ( trong đó có 36.335 m2 diện tích đất trồng cây hàng năm ), di dời 01 căn nhà xây cấp 4, tháo dỡ 4.550 m rào, chặc bỏ 1.492 cây lâu năm và đóng góp 336 ngày công lao động để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường GTNT. Từ đó, đã giúp địa phương hoàn thành việc xây dựng các tuyến đường giao thông theo đúng kế hoạch đề ra, cụ thể như sau:
+ Đường trục xã, liên xã: đã thi công xây dựng công trình nâng cấp, trãi nhựa 05 tuyến đường chính từ trung tâm xã đến trung tâm các ấp gồm: đường liên ấp 1- ấp 2 ( đã đạt 80% khối lượng công trình ), đường nhựa dân tộc ấp 3 - ấp 4 ( công trình chuyển tiếp năm 2010, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ), đường liên ấp 2- ấp 4 ( đã đạt trên 50% khối lượng công trình ), đường đến trung tâm ấp I và ấp 4 ( đã đạt từ 10% đến 40% khối lượng công trình ) với tổng chiều dài là 6,21 km. Tổng kinh phí thực hiện là 11.067 triệu đồng, trong đó: nhân dân hiến đất, hoa màu làm đường trị giá 284 triệu đồng, vốn ngân sách là 10.783 triệu đồng. Riêng đường vào trường Mầm non ( trường mới ) đang tiến hành các bước thủ tục đền bù, giải tỏa thu hồi đất để tiến hành thi công.
Dự kiến đến đầu quý IV/ 2012 sẻ hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn bộ các tuyến đường nêu trên. Đạt tỷ lệ 100% so với Đề án và so với Bộ tiêu chí.
- Đường trục thôn, xóm: những năm trước đây đã được nâng cấp và cứng hóa mặt đường từ 6m đến 8m.
Đạt tỷ lệ 100% so với Bộ tiêu chí.
- Đường ngõ, xóm: từ năm 2011 đến nay đã thi công xây dựng đạt từ 85% đến 95% khối lượng công trình nâng cấp, mở rộng và cứng hóa 03 tuyến đường ngõ xóm gồm: đường tổ 6 ấp 3, đường tổ 16 ấp 2, đường tổ 4 ấp 4 với tổng chiều dài là 1,782 km. Tổng kinh phí thực hiện là 3.152 triệu đồng, trong đó nhân dân hiến đất, hoa màu, vật liệu kiến trúc và ngày công lao động để làm đường trị giá 1.814 triệu đồng, vốn ngân sách là 1.338 triệu đồng.
Trong quý 3/2012 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến đường trên và đạt tỷ lệ 100% so với Đề án và so với Bộ tiêu chí.
- Đường nội đồng: đã thi công xây dựng đạt 90% đến 95% khối lượng công trình nâng cấp, mở rộng và cứng hóa 5 tuyến đường trục chính nội đồng với tổng chiều dài 17,27 km, trong đó: có 02 tuyến dài 10,198 km là công trình chuyển tiếp của năm 2010 đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Tổng kinh phí thực hiện là 14.371 triệu đồng, trong đó nhân dân hiến đất, hoa màu, vật liệu kiến trúc và ngày công lao động là 2.982 triệu đồng, vốn ngân sách là 11.389 triệu đồng.
Trong quý 3/2012 sẻ hoàn thành đưa vào sử dụng. Đạt tỷ lệ 100% so với Đề án và so với Bộ tiêu chí.
Ngoài ra, từ nguồn vốn các chương trình, dự án khác, trong năm 2011 đã tiến hành thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình duy tu, sữa chữa 10,5 km đường GTNT trong khu dân cư và khu vực nương rẫy, với tổng kinh phí là 1.200 triệu đồng.
( Tóm lại đến đầu quý IV/ 2012 sẻ đạt tiêu chí về giao thông ).
- Tiêu chí 3 về Thủy lợi ( đã đạt chuẩn do địa hình đặc thù ): tuy nhiên để đảm bảo cho nguồn nước tưới phục vụ cho việc phát triển sản xuất, chăn nuôi trong thời gian tới UBND xã cần phối hợp với Phòng TN&MT để có thông tin về các thông số kỹ thuật liên quan đến nguồn nước ngầm trên địa bàn xã nhằm phục vụ cho nông dân trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và đúng qui định hiện hành.
- Tiêu chí 4 về Điện: hiện có 99% tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên từ lưới điện.
Hiện nay, hệ thống lưới điện trên địa bàn do ngành điện quản lý đã phủ rộng khắp toàn xã với tổng chiều dài là 20,181 km ( trong đó: đường dây trung thế 3 pha là 5,135 km, đường dây trung thế một pha là 7,630 km, đường dây hạ thế là 7,416 km ), có 27 trạm biến áp với tổng công suất là 1.487,5 KVA, đảm bảo cho nhu cầu cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong việc sử dụng điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh. Trong những năm qua, UBND xã đã thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chặt tỉa, các cây, cành nhánh ( nhất là trong mùa mưa bão ) nằm dưới hệ thống đường dây truyền tải điện và cải tạo lại các trụ điện ( sau đồng hồ ) dẫn vào nhà nhằm đảm bảo an toàn kỹ thuật nên đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định.
Trong năm 2011, công ty Điện lực đã thi công xây dựng hoàn thành 01 tuyến đường điện trung hạ thế từ Nghĩa địa đến khu vực suối 2, dài 1,5 km và cải tạo các tuyến đường điện trong khu dân cư chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tại địa bàn ấp 4, ấp 1 với tổng kinh phí đầu tư là 617 triệu đồng. Nên đến cuối năm 2011, hệ thống lưới điện của xã bao gồm: lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp, khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ, chất lượng điện áp đã đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử điện trong sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên từ nguồn lưới điện quốc gia đạt 99%. Riêng hệ thống điện sau đồng hồ vào các hộ nhân dân đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đạt 80%.
Tuy nhiên, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là nhu cầu phát triển trồng cây “ Thanh long” trong thời gian tới nhằm tiếp tục giữ vững chuẩn tiêu chí về điện. Trong quí I/ 2012, UBND xã đã tiếp tục phối hợp với Điện lực Xuyên Mộc tiến hành khảo sát, thống kê hiện trạng mạng lưới sử dụng điện trong khu vực dân cư để có kế hoạch xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sữa chửa trong năm 2012 ( có báo cáo cụ thể kèm theo ). Hiện nay Công ty Điện lực Xuyên Mộc đang tiếp tục thi công nâng cấp, cải tạo các tuyến đường điện chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong khu dân cư và xây dựng các công trình khởi công mới theo kế hoạch đã đề ra. Dự kiến trong năm 2012 sẻ hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình, hạng mục trên.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng điện trong nhân dân, trong đầu quý 3/ 2012, UBND xã sẻ phối hợp với Cty diện lực Xuyên Mộc tiến hành triển khai các biện pháp để các hộ nhân dân tự đầu tư, cải tạo, nâng cấp lại hệ thống điện ( sau đồng hồ ) dẫn vào các hộ nhằm đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tính mạng, tài sản của nhân dân. Dự kiến sẽ đạt tiêu chí Điện vào quý 4/2012.
- Tiêu chí 5 về Trường học:
+ Trường Mẫu giáo: được xây dụng từ năm 1999 trên khuôn viên rộng 1.821m2, thuộc loại nhà cấp 4, gồm 01 nhà bếp và 01 văn phòng, 07 phòng học với 186 cháu. Về cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn theo qui định, nguyên nhân do còn thiếu phòng học, các phòng học và nhà bếp hiện có chưa đủ diện tích, nhà vệ sinh chưa phù hợp với từng độ tuổi. Chưa đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
+ Trường Tiểu học: được xây dựng kiên cố và đưa vào sử dụng năm 2006 có diện tích khuôn viên rộng 8.171m2, thuộc loại nhà cấp 3, gồm 01 trệt, 01 lầu với 33 phòng, trong đó: có 13 phòng học. Đến cuối năm 2011, đã tiếp tục xây dựng mới và đưa vào sử dụng công trình 06 phòng học, với tổng kinh phí là 3,52 tỷ đồng ( hiện đang lập hồ sơ quyết toán ), nâng số phòng học lên 19 phòng, bàn ghế, trang thiết bị đảm bảo nhu cầu dạy và học, sỹ số học sinh hiện có là 512 học sinh/ 17 lớp. Đưa tỷ lệ đạt chuẩn là 80% so với tiêu chí quốc gia do còn thiếu các phòng chức năng phục vụ cho việc học bán trú.
+ Trường THCS: được xây dựng kiên cố và đưa vào sử dụng năm 2008, có tường rào bao quanh khuôn viên rộng 13.090m2. Thuộc loại nhà cấp 3, gồm 01 trệt 02 lầu với 35 phòng. Trong đó: có 18 phòng học với 355 học sinh/ 14 lớp, còn lại là phòng làm việc và phòng chức năng. Bàn ghế, cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu dạy và học theo qui định. Đạt chuẩn 100% theo tiêu chí.
Từ những thực tế trên, để đảm bảo hoàn thành tiêu chí hiện nay về Trường học theo kế hoạch đề ra. Ban quản lý dự án huyện ( đơn vị chủ đầu tư ) đã hoàn thành các bước thủ tục đấu thầu xây dựng giai đoạn 2 của trường Tiểu học ( đã chuẩn bị khở công ) và đã khởi công xây dựng mới trường Mầm Non với tổng dự toán là 70.647 triệu đồng ( trong đó kinh phí xây dựng trường Mầm Non là 48.329 triệu đồng ).
- Tiêu chí 6 về Cơ sở vật chất Văn hóa:
Trung tâm văn hóa – Học tập cộng đồng xã hiện nay được nâng cấp từ trụ sở UBND cũ, có khuôn viên đất rộng 3.059 m2, diện tích xây dựng là 489m2 thuộc nhà cấp 4. Gồm: 01 phòng thư viện, 01 hội trường, 01 phòng truyền thống, 01 phòng làm việc, 01 phòng bảo vệ và 02 phòng chức năng và 01 sân bê tông bóng chuyền có diện tích trên 150m2. Chưa đạt chuẩn so với Bộ tiêu chí, do chưa có sân bóng đá, nhà Văn hóa đa năng, phòng tập thể thao, trang thiết bị âm thanh và thiếu các phòng chức năng khác. Bên cạnh đó, chưa có ấp nào có khu Thể thao gắn liền với Tụ điểm sinh hoạt Văn hóa ấp.
Từ thực tế đó, trong năm 2011, UBND xã đã khởi công xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng khu Văn hóa- thể thao ấp 2 với diện tích là 1.000 m2. Tổng kinh phí xây dựng là 194 triệu đồng. Đến nay, ấp có địa điểm sinh hoạt Văn hóa- Thể thao đạt 25%; riêng 03 ấp còn lại ( ấp 1, ấp 3 và ấp 4 ) chỉ có địa điểm sinh hoạt Văn hóa nhưng sẻ không xây dựng khu Thể thao vì ấp 1 và ấp 3 nằm cách Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng đồng xã không quá 1.000 m và ấp 4 có sân vận động nằm trên địa bàn ấp ( Theo Quyết định số: 288/QĐ-UBND ngày 17/02/2012 của UBND tỉnh BRVT về việc phê duyệt Mô hình chuẩn để nghiên cứu áp dụng thiết kế xây dựng mới Trung tâm Văn hóa – Học tập Cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh BRVT ). Như vậy, tính đến nay địa phương đã đạt tiêu chí về Khu Văn hóa- Thể thao ấp.
Đồng thời, UBND xã cũng đã tiến hành xây dựng sân bóng đá xã ( hiện đang thi công đạt 60% khối lượng công trình ) tại địa điểm đã thỏa thuận thống nhất thuộc địa bàn ấp 4, với tổng kinh phí xây dựng là 2.630 triệu đồng. Dự kiến đến đầu quý 4/2012 sẻ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, Ban quản lý dự án huyện cũng đã hoàn thành các bước thủ tục xây dựng công trình Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng đạt chuẩn quốc gia với tổng dự toán là 21.318 triệu đồng. Hiện đã bắt đầu khởi công xây dựng công trình.
- Tiêu chí 7 về Chợ nông thôn ( đã đạt chuẩn của Bộ xây dựng ): hiện nay xã Bưng Riềng có 01 chợ trung tâm xã, được xây dựng năm 2004 với diện tích rộng 3.161m2, trong đó diện tích nhà lồng chợ là 1.134 m2. Tuy nhiên, trước đây do việc bố trí mặt bằng kinh doanh không phù hợp nên dẫn đến tình trạng không đảm bảo về vệ sinh môi trường cũng như phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Để đảm bảo tình hình vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy và đáp ứng nhu cầu kinh doanh theo hướng văn minh, trong năm 2011, UBND xã đã tiến hành họp các hộ tiểu thương để thông báo kế hoạch qui hoạch, cải tạo và bố trí lại mặt bằng kinh doanh trong khuôn viên chợ và đã được sự đồng tình, nhất trí của các hộ tiểu thương. Qua đó, đã huy động sự đóng góp từ các tiểu thương với tổng số tiền là 243 triệu đồng để cải tạo và bố trí lại mặt bằng kinh doanh nhà lồng chợ theo đúng kế hoạch đã đề ra. Hiện nay, qua qui hoạch, cải tạo chợ đã được bố trí theo ngành hàng kinh doanh, có nhà chợ chính, có diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác và đã đi vào hoạt động ổn định, nề nếp, đảm bảo tình hình ANTT, đáp ứng cho nhu cầu phòng cháy chửa cháy và cảnh quan môi trường theo hướng văn minh, sạch, đẹp.
- Tiêu chí 8 Về Bưu điện ( đã đạt chuẩn ): trên địa bàn xã hiện có 01 trạm Bưu điện, 01 trạm Thông tin điện tử- Khoa học & Công nghệ, có 05 điểm cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn các ấp và trên 20% hộ gia đình, cá nhân sử dụng Internet, 100% hộ gia đình có điện thoại di động và điện thoại bàn. Qua đó, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ Bưu chính – Viễn thông trong và ngoài nước cho nhân dân trên địa bàn.
- Tiêu chí 9 về nhà ở dân cư ( cuối năm 2011 đã đạt chuẩn ): có 94% hộ có nhà ở đạt chuẩn theo qui định, không còn nhà tạm dột nát.
Hưởng ứng chương trình xóa nhà tạm và cải tạo, nâng cấp nhà ở chưa đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ xây dựng. Trong năm 2011, UBND xã đã tiến hành khảo sát, thống kê tình hình nhà ở chưa đạt chuẩn, cần xây dựng, nâng cấp, cải tạo để có kế hoạch vận động các tổ chức, cá nhân mạnh thường quân ủng hộ đối với các hộ nghèo không có khả năng, đối với các hộ còn lại vận động hộ gia đình tự đầu tư cải tạo lại nhà ở theo tiêu chí xây dựng NTM. Với cách làm đó, đến nay từ nguồn vốn vận động của địa phương và vốn từ các chương trình, dự án, địa phương đã tiến hành xây dựng, sửa chửa, nâng cấp, cải tạo được 34 căn nhà cho hộ nghèo không có khả năng tự xây dựng, nâng cấp, cải tạo nhà ở và các công trình phụ với tổng số tiền trên 500 triệu đồng ( trong đó: từ nguồn vận động của địa phương là 95.300.000 đồng ). Bên cạnh đó, hưởng ứng cuộc vận động xây dựng NTM, nhân dân đã tự đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo nhà ở và các công trình phụ với tổng số tiền hơn 4.900 triệu đồng. Nên đến cuối năm 2011, trên địa bàn không còn nhà tạm, số hộ có nhà ở chưa đủ diện tích 14 m2 / người theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng hiện còn 26/1.219 căn, chiếm tỷ lệ 2,1% số nhà toàn xã. Qua kiểm tra, đánh giá của Tổ thẩm định, nghiệm thu tiêu chí về nhà ở dân cư thuộc BCĐ xây dựng chương trình NTM tỉnh BRVT đã công nhận xã Bưng Riềng đạt tiêu chí về nhà ở theo qui định của Bộ Xây dựng.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí về nhà ở, trong năm 2012, UBND xã sẻ tiếp tục hổ trợ sữa chửa, cải tạo, nâng cấp 15 căn nhà cho hộ nghèo không có khả năng và tiếp tục vận động các hộ còn lại tự đầu tư cải tạo lại nhà ở theo tiêu chí xây dựng NTM.
c). Kinh tế và tổ chức sản xuất:
- Tiêu chí số 10 về thu nhập: Được sự hổ trợ từ các chương trình khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHKT của các đơn vị nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt trong những năm qua ( riêng từ năm 2011 đến nay, địa phương đã phối hợp với các đơn vị liên quan mở được 15 lớp chuyển giao KHKT về lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt cho 950 lượt người tham dự ) cùng với sự cần cù, chịu khó và năng động, nhạy bén của nông dân nhằm từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Từ năm 2010 đến nay, nhân dân đã mạnh dạn đầu tư vốn để cải tạo vườn tạp, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao với số lượng rất khả quan. Cụ thể như sau:
- Đã chuyển đổi trên 100 ha cây điều cổi có năng suất kém để chuyển sang trồng mới các loại cây có giá trị kinh tế cao. Cụ thể: đã đầu tư trồng mới: trên 70 ha cây cao su, nâng tổng diện tích cao su tiểu điền toàn xã lên 259 ha; Cây Thanh long 20 ha, nâng tổng diện tích cây Thanh long toàn xã lên 30 ha; Cây tiêu 12 ha, nâng tổng diện tích cây tiêu toàn xã lên 31 ha và trên 700 ha cây mỳ giống mới ( KM 140 và K98 thay cho giống mỳ cũ bị dịch bệnh và năng suất kém ). Với tổng vốn đầu tư trồng mới các loại cây trồng là gần 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, đã có 02 hộ đầu tư trang trại chăn nuôi chim yến với tổng số vốn trên 6 tỷ đồng, trong đó: có 01 trại kết hợp với vườn cây ăn trái chất lượng cao. Nâng tổng số trang trại chăn nuôi toàn xã hiện có lên 25 trang trại. Hiện nay, có 02 đơn vị đã thỏa thuận với địa phương về địa điểm đầu tư xây dựng trang trại và đang tiến hành làm thủ tục cấp phép xây dựng. Dự kiến đến đầu quý IV/2012 sẻ đi vào hoạt động.
Nhờ thực tốt việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và chuyển giao tiến bộ KHKT nên đến cuối năm 2011, thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 21.270.000 đồng/ người/ năm. Phấn đấu đến cuối năm 2012, thu nhập bình quân đầu người ( theo giá hiện hành ) đạt 24 triệu đồng/ người. Đạt so với Đề án đã đề ra.
Tuy nhiên, đến nay do ảnh hưởng của cơn bão số 1 đã làm thiệt hại khoảng 177 ha diện tích cây công nghiệp, trong đó: Điều bị thiệt hại từ 30% trở lên là 109,63 ha, cây cao su trong thời kỳ khai thác bị thiệt hại từ 30% trở lên là 65,54 ha, làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nông dân và làm ảnh hưởng đến tiêu chí này trong năm 2012. Để kịp thời khắc phục hậu quả cơn bão nhằm sớm ổn định cuộc sống cho người dân, UBND xã đã chỉ đạo các Ban, ngành đoàn thể, Ban nhân dân 04 ấp tiến hành điều tra, xác minh cụ thể tình hình thiệt hại về nhà ở, cây trồng, vật nuôi để có hướng hổ trợ theo tinh thần chỉ đạo của UBND huyện và vận động nhân dân cố gắng vượt qua khó khăn, sớm khắc phục hậu quả để ổn định cuộc sống. Đến nay, các hộ bị tốc mái nhà đã khắc phục xong 100% ( riêng 03 hộ có nhà bị sập hoàn toàn 100%, đến nay còn 01 hộ chưa có khả năng làm lại nhà hiện đang ở nhờ nhà của con, 02 hộ đã dựng lại nhà tạm để ở, UBND xã đã lập hồ sơ đề nghị xây dựng nhà theo diện 167 ), về cây trồng nhân dân đã khắc phục ( dựng lại cây cao su bị ngã ) được trên 10 ha.
- Tiêu chí 11 về hộ nghèo: đến cuối năm 2011 hộ nghèo quốc gia còn 47 hộ, chiếm tỷ lệ 3,7% ( theo tiêu chí 3% là đạt ).
Để thực hiện tốt chương trình MTQG về XĐGN và chính sách an sinh xã hội nhằm giãm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch đã đề ra. Bằng nhiều giải pháp và huy động nhiều nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác nhau, tính từ đầu năm 2011 đến nay, địa phương đã thực hiện được các mặt cụ thể như sau:
- Từ nguồn vốn các chương trình và từ nguồn vận động, ủng hộ của các cá nhân, đơn vị mạnh thường quân đã thực hiện chi trã các chế độ, chính sách cũng như ủng hộ, tặng quà nhân các dịp lễ, tết cho các đối tượng chính sách, Bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ dân tộc và người già từ 80 tuổi trở lên với tổng số tiền là 2.118 triệu đồng.
- Từ nguồn vốn chương trình 134 đã hoàn thành việc mắc điện kế cho 05 hộ, lắp đặt 07 thủy lượng kế, sửa chửa 08 căn nhà và xây mới 10 nhà vệ sinh cho hộ dân tộc nghèo với tổng kinh phí đầu tư trên 290 triệu đồng, trong đó: vốn chương trình 134 là 192 triệu đồng, còn lại là của nhân dân tự đầu tư bổ sung để hoàn thiện công trình đưa vào sử dụng .
- Từ nguồn vận động của địa phương đã xây tặng 09 căn nhà “ Đại đoàn kết” và sửa chửa, nâng cấp 18 căn nhà cho người nghèo với tổng số tiền là 455 triệu đồng, trong đó: các hộ được xây tặng nhà Đại đoàn kết đã đóng góp trên 160 triệu đồng ( bình quân mỗi căn 20 triệu ) và hơn 50 ngày công lao động nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng nhà ở. Hiện nay, UBND xã đang tiếp tục lập hồ sơ xây dựng 05 căn nhà theo diện 167 cho hộ nghèo và xây tặng 03 căn nhà “ Đại đoàn kết”.
Ngoài ra, từ đầu năm 2011 đến nay, địa phương đã xét cho vay từ các nguồn vốn ưu đãi của NHCS-XH cho 129 hộ với tổng số tiền là 2.356 triệu đồng, trong đó: vốn vay theo Quyết định 31/QĐ-TTg là 1.791 triệu đồng/ 85 hộ, vốn vay GQVL là 45 triệu/ 03 hộ, vốn SVHS là 400 triệu/ 45 đối tượng, vốn hộ nghèo 120 triệu đồng/ 6 hộ.
Nhờ thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và đầu tư có trọng điểm trong những năm qua nên đến nay, qua bình xét thoát nghèo 6 tháng đầu năm 2012 toàn xã còn 89/1.219 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,3% số hộ toàn xã, giãm 56 hộ so với cuối năm 2011. Cụ thể: hộ nghèo QG còn 16 hộ, chiếm tỷ lệ 2,37%; hộ cận nghèo còn 18 hộ, chiếm tỷ lệ 1,47% ; hộ trên chuẩn nghèo còn 42 hộ, chiếm tỷ lệ 3,44%.
Đạt tiêu chí về hộ nghèo so với Bộ tiêu chí ( đang lập hồ sơ trình tỉnh, huyện thẩm định ).
- Tiêu chí 12 về cơ cấu lao động:
Để thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng giãm dần tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp xuống còn 20% theo tiêu chí xây dựng NTM. UBND xã đã chỉ đạo các Ban, ngành đoàn thể liên quan, Ban nhân dân 4 ấp tăng cường thông tin, tuyên truyền về công tác hướng nghiệp nhằm từng bước nâng cao nhận thức của người lao động trong việc học nghề để có việc làm và thu nhập ổn định song song với việc vận động nhân dân tham gia học nghề và tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Bên cạnh đó UBND xã còn tiến hành điều tra khảo sát, thống kê đến từng hộ dân về nhu cầu học nghề của người lao động để có cơ sở kiến nghị các ngành chức năng mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu phát triển của xã hội. Nhờ thực hiện tốt các mặt nêu trên cùng với sự nổ lực phấn đấu của gia đình và bản thân người lao động, nên đến nay, qua điều tra, thống kê số lao động làm việc trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp chỉ còn 638/3217 lao động, chiếm tỷ lệ 19,83% lao động toàn xã, giãm 6,97% ( 184 người ) so với năm 2011. Tỷ lệ người làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên 1.987 người, chiếm tỷ lệ 61,76%. Lao động hiện là HSSV, nội trợ gia đình, người tật là 597 người, chiếm tỷ lệ 18,4%
Hiện nay, đã có 20 lao động tiếp tục đăng ký học nghề phục vụ Du lịch và 30 người học nghề trang điểm. Ngoài ra, trong 06 tháng đầu năm 2012 đã tạo việc làm mới tại các Cty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh cho 63 lao động.
Đã đạt chuẩn về cơ cấu lao động so với Bộ tiêu chí ( đang lập hồ sơ trình tỉnh, huyện thẩm định ).
- Tiêu chí 13 về hình thức sản xuất ( đã đạt chuẩn năm 2011 ):
Ngay từ đầu, địa phương đã xác định đây là tiêu chí khó thực hiện do nông dân lâu nay đã quen với lề lối canh tác, sản xuất cá thể. Do đó, để xây dựng và phát triển các mô hình tổ hợp tác sản xuất làm cơ sở cho việc hình thành Hợp tác xã trong tương lai. Lảnh đạo địa phương đã chỉ đạo cho cán bộ nông nghiệp phối hợp với BCH Hội nông dân tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung thông qua các mô hình Tổ hợp tác. Nhờ có sự phối hợp tích cực và sự hổ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của BCH Hội Nông dân tỉnh và sự tham gia hưởng ứng của nông dân nên đến ngày 07/7/2011, UBND xã đã ban hành Quyết định số: 183/QĐ-UBND về việc công nhận tổ hợp tác sản xuất trồng rau sạch “ Cà tím xuất khẩu” gồm 19 hộ tham gia gieo trồng với diện tích là 7,3 ha và đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Cty Diên Hải TP.HCM. Qua đó, CTy Diên Hải đã đầu tư cho các hộ tham gia dự án với tổng kinh phí là 221 triệu đồng ( bao gồm kỹ thuật, giống, thuốc BVTV và phân bón các loại ). Qua Hội nghị tổng kết 01 năm thực hiện mô hình tổ hợp tác trồng “ Cà tím xuất khẩu” do UBND xã phối hợp với Cty Diên Hải TP.HCM, Hội ND tỉnh và UBND huyện tổ chức, Hội nghị đã đánh giá cao hiệu quả kinh tế, tính ổn định của mô hình trồng “ Cà tím xuất khẩu” và thống nhất tiếp tục nhân rộng mô hình trong năm 2012 và những năm tiếp theo.
Ngoài ra, để tiếp tục xây dựng phát triển mới các tổ hợp tác sản xuất phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương theo kế hoạch đã đề ra. UBND xã phối hợp BCH Hội ND xã đã tiếp tục xây dựng thành lập mới được 01 tổ hợp tác “ Sản xuất, dịch vụ cao su” gồm 40 thành viên tham gia với tổng diện tích Cao su là 90,5 ha. Các thành viên tổ hợp tác đã bầu ra Tổ quản lý, điều hành gồm 07 thành viên và UBND xã đã ra quyết định công nhận ngày 21/2/2012. Hiện nay, BCH Hội ND xã đang hướng dẫn cho tổ hợp tác “ Sản xuất, dịch vụ cao su” xây dựng quy chế hoạt động để từng bước đi vào hoạt động ổn định, đồng thời có kế hoạch giúp đỡ, hổ trợ cho tổ hợp tác bước đầu bằng hình thức: đầu tư phân bón trã chậm, giống, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn chuyển giao KHKT. Dự kiến trong quý 3/2012, tiếp tục xây dựng tổ hợp tác sản xuất “ Dịch vụ Thanh long” và sẻ xây dựng Tổ hợp tác “ đánh bắt hải sản và dịch vụ kinh doanh du lịch” tại khu Bãi tắm cộng đồng Hồ cốc, sau khi dự án hoàn thành.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển các loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng NN&NT huyện đã đầu tư cho nhân dân vay khoảng 20 tỷ đồng ( riêng 6 tháng đầu năm 2012 khoảng 7 tỷ đồng ). Tổng dư nợ toàn xã hiện nay tại Ngân hàng là trên 52 tỷ đồng.
- Tiều chí 14 về Giáo dục:
Nhờ sự nổ lực phấn đấu của Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên các trường đứng chân trên địa bàn nên tổng kết năm học 2010- 2011, tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học đạt 100%, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 94,9%. Tiếp tục giữ vững chuẩn Quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và THCS.
Trong niên học 2011- 2012:
- Tỷ lệ huy động trẻ 05 tuổi ra lớp đạt 100%; 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN; tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt 95%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 13,44%. Đạt chuẩn theo tiêu chí.
- Tỷ lệ trẻ vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học đạt 100%; tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; số trẻ nhóm tuổi từ 11 – 14 tuổi tốt nghiệp Tiểu học, số trẻ còn lại trong độ tuổi này đang học Tiểu học đạt 100%. Qua kiểm tra đánh giá, tiếp tục được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Đạt chuẩn theo tiêu chí.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề đạt 95%. Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS cả hai hệ đạt 80,1%. Qua kiểm tra đánh giá, tiếp tục được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập THCS. Đạt chuẩn theo tiêu chí.
Để thực hiện đạt tiêu chí lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 40%. Từ đầu năm 2011, UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể xã, Ban nhân dân 04 ấp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích của việc học nghề và vận động người lao động tham gia học nghề nhằm có việc làm và thu nhâp ổn định. Đồng thời, đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề đến từng hộ nhân dân. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động, trong năm 2011, địa phương đã phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức được 05 lớp dạy nghề cho 153 lao động nông thôn, gồm: 01 lớp trồng rau sạch có 33 học viên tham gia, 04 lớp chăm sóc và cạo mũ cao su có 120 học viên tham gia với tổng kinh phí đầu tư từ nguồn vốn chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn là 308 triệu đồng, hiện nay các học viên sau khi được đào tạo nghề đều có việc làm và thu nhập ổn định ( lớp dạy nghề chăm sóc cạo mũ cao su là lớp mới hoàn toàn và đầu tiên của tỉnh BRVT ). Ngoài ra, từ các nguồn đào tạo khác và sự phấn đấu vươn lên của gia đình cũng như bản thân của người lao động ... Nên đến nay, qua điều tra thống kê tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề đã đạt 1.231 người/ 3.217 người, chiếm tỷ lệ 38,3% ( tiêu chí là 40% ) tổng số người trong độ tuổi lao động toàn xã, tăng 1,3% ( 94 người ) so với năm 2011. Trong đó: lao động có bằng cấp là 926 người, chiếm tỷ lệ 28,8%; lao động kỹ thuật không có bằng cấp hiện đang hành nghề tại địa phương là 305 người, chiếm tỷ lệ 9,5%.
Hiện nay, qua công tác tuyên truyền, vận động đã có 98 lao động tiếp tục đăng ký tham gia các lớp học nghề, cụ thể gồm: chăm sóc cạo mũ cao su 20 người, du lịch 30 người, thú y gia đình 18 người, 30 người đăng ký học lớp trang điểm . Hiện UBND xã đang phối hợp với các ngành chức năng đang tiến hành các bước thủ tục mở các lớp dạy nghề trên ( dự kiến trong quý 3 ). Ngoài ra, toàn xã hiện có 343 người trong độ tuổi lao động là HSSV đang học tại các trường dạy nghề, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
Dự kiến, đến quý V/ 2012, địa phương sẻ đạt tiêu chí về giáo dục ( có trên 40% lao động qua đào tạo ).
- Tiêu chí 15 về y tế:
+ Về BHYT ( đã đạt 61,2%, vượt 21,2% so với tiêu chí ):
Bằng hình thức tuyên truyền về quyền và lợi ích thiết thực của người tham gia BHYT và sự nổ lực của Ban giám hiệu các trường và các ban ngnàh đoàn thể địa phương. Đến nay, từ nguồn vốn của các chương trình, dự án và từ nguồn vốn tự nguyện của nhân dân, toàn xã đã có 3.509/5.763 người tham gia các hình thức BHYT, chiếm tỷ lệ 61,2% tổng số người toàn xã ( trong đó: người tham gia BHYT tự nguyện là 314 người, tăng 42 người, chiếm tỷ lệ 8,9% ), tăng 401 người so với năm 2011. Vượt 21,2% so với Bộ tiêu chí.
+ Về Y tế xã ( cơ sở vật chất chưa đạt ): trong những năm qua, nhờ có sự phối hợp chặc chẽ giữa ngành y tế với chính quyền địa phương cũng như sự hổ trợ, hợp tác nhiệt tình của các nhân viên y tế ấp và các cộng tác viên nên các chương trình y tế quốc gia như: chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống SDD, chương trình bảo vệ BMTE- KHHGĐ … đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Qua kiểm tra, đánh giá hàng năm được cấp trên công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở.
Để đạt tiêu chí về cơ sở vật chất, hiện nay BQL dự án huyện ( đại diện chủ đầu tư ) và các ngành chuyên môn đã hoàn thành các thủ tục đầu tư và khởi công xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo, bổ sung trang thiết bị trạm y tế đạt chuẩn quốc gia với tổng dự toán là 6.976 triệu đồng ( công trình đang chuẩn bị khởi công ).
- Tiêu chí 16 về Văn hóa ( đã đạt chuẩn ):
Thực hiện cuộc vận động “ TDĐKXDĐSVHƠKDC”. Trong những năm qua, căn cứ Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, ngay từ đầu năm UB.MTTQ xã đã phối hợp với Ban nhân dân các ấp tiến hành triển khai cuộc vận động đăng ký xây dựng “ Gia đình Văn hóa” đến từng hộ dân theo hình thức họp tổ hoặc liên tổ dân cư. Đến đầu quý 4 hàng năm lại tổ chức bình xét công nhận hộ đạt chuẩn danh hiệu “ Gia đình Văn hóa” từ ấp đến xã. Qua đó, đã kịp thời biểu dương khen thưởng những hộ gia đình tiêu biểu tại Hội nghị “ Đại đoàn kết dân tộc” hàng năm ở các ấp, từ đó, đã tạo ra phong trào, khí thế thi đua sôi nổi giữa các hộ gia đình nên chất lượng phong trào hàng năm ngày càng được nâng cao. Trong năm 2011, toàn xã có 1.120 hộ được công nhận danh hiệu “ GĐVH”, đạt 92,7% số hộ đăng ký. Có 03/ 04 ấp đã được công nhận là ấp Văn hóa đạt tỷ lệ 75% số ấp toàn xã.
Để tiếp tục giữ vững danh hiệu các ấp Văn hóa và xã Văn hóa hiện có, đồng thời tiếp tục phấn đấu xây dựng ấp 4 đạt chuẩn ấp Văn hóa trong năm 2012. Trong quý I năm 2012, UBND xã đã phối hợp với UB.MTTQ xã tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “ TDĐKXDĐSVHƠKDC” đến từng tổ địa bàn dân cư. Qua triển khai đã có 1.188 hộ/ 1.219 hộ tự nguyện đăng ký xây dựng “ Gia đình Văn hóa” và “ Gia đình NTM”, đạt 97,45% số hộ toàn xã. Dự kiến trong quý IV/ 2012 tiếp tục giữ vững chuẩn tiêu chí về Văn hóa và ấp 4 được công nhận là ấp Văn hóa, nâng tỷ lệ ấp đạt danh hiệu ấp Văn hóa là 100%.
- Tiêu chí 17 về Môi trường ( đã đạt chuẩn):
Để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đã đạt chuẩn về tiêu chí Môi trường. Ngoài việc thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống phát thanh công cộng và tổ chức lễ phát động hưởng ứng ngày “ Môi trường” hàng năm nhằm không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng. UBND xã còn chỉ đạo công chức Môi trường phối hợp với Đoàn TN.CSHCM, Khu Bảo tồn TN.BCPB, Ban nhân dân 04 ấp và tổ vệ sinh- môi trường ấp thường xuyên tổ chức các đợt ra quân làm vệ sinh trên các trục đường giao thông chính và các tuyến đường trong khu dân cư nhằm đảm bảo giữ gìn cảnh quan môi trường chung cho toàn xã cũng như từng bước xây dựng thôn, ấp theo hướng “ Văn minh, xanh, sạch, đẹp” đáp ứng với tiêu chí xây dựng NTM. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trong nhân dân, từ đầu năm 2011 đến nay, bằng nguồn vốn của chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường, Trung tâm nước sạch tỉnh đã mở rộng 03 tuyến đường ống cung cấp nước sạch tại địa bàn ấp 1 và ấp 4 với tổng chiều dài là 976 m, tổng vốn đầu tư là 206 triệu đồng. Ngoài ra, cũng từ nguồn vốn của chương trình đã hổ trợ cho 29 hộ thực hiện các loại hình sử dụng nước hợp vệ sinh như: lắp đặt mới thủy lượng kế, xây sân nền giếng, khoan giếng và đào giếng với tổng số vốn đầu tư là 130.360.000 đồng ( trong đó nhân dân đóng góp là 65.180.000 đồng ). Nhờ thực hiện tốt các chương trình nên đến nay, toàn xã đã có 923 hộ sử dụng nước máy đạt tiêu chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 75,7% số hộ toàn xã và nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt qui chuẩn quốc gia đạt trên 98%. Đạt so với Bộ tiêu chí.
Hiện trên địa bàn chưa có cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường và không có các hoạt động gây suy giãm môi trường. Ngoài ra, để hưởng ứng phong trào “ Tết trồng cây nhớ Bác”, từ năm 2009 đến nay, cán bộ và nhân dân xã nhà đã trồng được 4.080 cây xanh các loại tại các khu vực công cộng và khu dân cư. Đạt so với bộ tiêu chí.
Xã Bưng Riềng hiện có 01 nghĩa trang được qui hoạch sử dụng chung cho toàn xã với tổng diện tích là 41.051m2, đã được xây dựng theo qui hoạch và có 1 Ban quản trang quản lý. Đạt so với bộ tiêu chí.
Nước thải trong sinh hoạt được nhân dân xử lý tại hộ gia đình ( theo hình thức hầm chứa ), ngoài ra hệ thống kè, mương thoát nước theo các tuyến đường GTNT đảm bảo cho việc thoát nước mưa, không gây ngập úng làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường trong khu dân cư. Chất thải trong sinh hoạt được đa số các hộ xử lý theo hình thức đốt hoặc chôn lấp tại hộ gia đình, riêng chất thải ở khu vực chợ và các hộ kinh doanh được thu gom, vận chuyển vào bãi rác trung chuyển của xã hàng ngày. Rác thải y tế được thu gom, xử lý theo đúng qui định. Đạt so với tiêu chí.
Phương hướng trong năm 2012, bằng nguồn vốn thuộc chương trình, dự án nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, UBND xã phối hợp với Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh tiếp tục đầu tư hổ trợ xây dựng khoảng 30 hầm Bioga và 80 hố xí hợp vệ sinh cho các hộ nhân dân nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng về tiêu chí môi trường.
- Tiêu chí 18 về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh ( đã đạt chuẩn ):
+ Hệ thống Đảng bộ xã hiện có 09 chi bộ trực thuộc gồm: 04 chi bộ Đảng ở 04 ấp và 05 chi Bộ Đảng các ngành chuyên môn thuộc xã và đơn vị đứng chân trên địa bàn xã. Cuối năm 2011, có 07 chi bộ được công nhận danh hiệu “ trong sạch, vững mạnh”, 01 chi bộ đạt “ hoàn thành tốt nhiệm vụ”, 01 chi bộ mới tách và Đảng bộ xã đạt danh hiệu “ hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
+ Hệ thống Chính quyền có đầy đủ các ban, ngành chuyên môn và trưởng Ban nhân dân 04 ấp theo qui định.
+ Các tổ chức chính trị cơ sở được cơ cấu đầy đủ theo qui định gồm: MTTQ , Đoàn TN.CSHCM, Hội PN, Hội ND, Hội CCB từ xã đến ấp. Cuối năm 2011 đều đạt danh hiệu từ tiên tiến trở lên.
Qua sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghị định: 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ và Quyết định số: 63/2011/QĐ-UBND ngày 19/10/2011 của UBND tỉnh BRVT, đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có tổng cộng là 53 người, trong đó: cán bộ chuyên trách là 11 đ/c, công chức là 14 đ/c, cán bộ không chuyên trách là 18 ( có 03 chức danh kiêm nhiệm, hiện còn thiếu 01 cán bộ Tuyên giáo ). Đến nay, hiện còn 17 cán bộ chưa đạt chuẩn theo qui định, chiếm tỷ lệ 32,7%, gồm: cán bộ chuyên trách 02 đ/c ( hiện có 01 đ/c đang học trung cấp chính trị ), cán bộ không chuyên trách là 15 đ/c ( hiện có 03 đ/c đang theo học các lớp Đại học về chuyên môn ).
Phấn đấu trong năm 2012, Đảng bộ, chính quyền xã được công nhận danh hiệu “ trong sạch, vững mạnh”, các tổ chức đoàn thể đều đạt danh hiệu từ tiên tiến trở lên. Đồng thời, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt chuẩn theo qui định.
- Tiêu chí 19 về An ninh, trật tự, xã hội ( đã đạt chuẩn ):
Trong những năm qua, Ban Công xã đã kịp thời tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã ban hành các Nghị quyết, kế hoạch về công tác lảnh đạo, chỉ đạo điều hành đảm bảo tình hình ANTT trên địa bàn. Ngoài ra, BCA cũng đã xây dựng và tổ chức thực hiện qui chế hoạt động của BCA xã. Nhờ có sự lảnh đạo, chỉ đạo thống nhất và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan nên trong những năm qua trên địa bàn không xảy ra các hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình KT- VH- ANQP, không có các hoạt động chống đối Đảng, chính quyền, phá hoại khối Đại đoàn kết toàn dân và các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái Pháp luật cũng như không có tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài. Không có các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn, tiếp tục giữ vững địa bàn trong sạch không có tệ nạn Mại dâm- Ma túy, không có cán bộ chiến sỹ Công an bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Phấn đấu trong năm 2012 tiếp tục duy trì và giữ vững chuẩn về an ninh, trật tự xã hội so với Bộ tiêu chí.
5. Đánh giá:
5.1. Những ưu, khuyết điểm và những khó khăn, vướng mắc:
* Về ưu điểm, khuyết điểm:
- Được sự quan tâm giúp đỡ, hổ trợ nhiệt tình của các ngành, các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện. Có sự đoàn kết, thống nhất cao trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cũng như sự nổ lực phấn đấu vượt qua khó khăn của tập thể cán bộ, Đảng viên và sự ủng hộ nhiệt tình của đại đa số nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện. Từ đó, đã phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
- Vẫn còn một số ít cán bộ do trình độ năng lực còn hạn chế, chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc xây dựng NTM nên chưa thật sự năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo, còn thụ động trong nhiệm vụ chuyên môn cũng như trong việc vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM.
* Những khó khăn, vướng mắc:
- Còn một bộ phận nhân dân chưa thật sự nhiệt tình hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, còn mang tính trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước và đặt quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân cao hơn lợi ích của cộng đồng nên trong quá trình vận động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến phong trào .
- Vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí còn hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng NTM trên địa bàn ( hiện chỉ mới có Cty Diên Hải TP.HCM ) để thực hiện chức năng đầu mối cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm giúp cho nông dân tránh bị thương lái ép giá, qua đó giúp nông dân tăng thêm thu nhập.
5.2 Về vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội:
Với chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn. Trong thời gian qua, UB.MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội đã tích cực thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ chính trị của mình, là chiếc cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn. Tuy nhiên, nhìn chung công tác tuyên truyền, vận động vẫn còn nặng về hình thức, chưa thật sự năng động, sáng tạo cũng như chưa có những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực góp phần cùng lảnh đạo chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi nội dung 19 tiêu chí về xây dựng NTM.
5.3 Việc sáng tạo, vận dụng huy động các nguồn lực:
Xác định nguồn vốn ngân sách nhà nước là có hạn, do đó để thực hiện đạt chuẩn nội dung 19 tiêu chí xây dựng NTM theo kế hoạch đã đề ra. Trong thời gian qua Đảng ủy, chính quyền địa phương đã vận dụng, sáng tạo thực hiện tốt chủ trương “ nhà nước và nhân dân cùng làm” cũng như trong việc huy động mọi nguồn lực từ các chương trình, dự án. Nên đến nay, đã đạt được kết quả nhất định như sau:
+ Nhân dân đã tự nguyện hiến 45.737 m2 đất ( trong đó có 36.335 m2 diện tích đất trồng cây hàng năm ), di dời 01 căn nhà xây cấp 4, tháo dỡ 4.550 m rào, chặc bỏ 1.492 cây lâu năm và đóng góp 336 ngày công lao động để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường GTNT. Ngoài ra, từ nguồn vốn do nhân dân đóng góp để tham gia phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà ở, học nghề, tham gia BHYT, chương trình nước sạch …. với tổng số tiền gần 12 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư từ chương trình 134 cho đồng bào dân tộc và chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 550 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư của các doanh nghiệp để phát triển mạng lưới điện, nước sạch, sản xuất là 1.109 triệu đồng.
+ Nguồn do các tổ chức và cá nhân mạnh thường quân ủng hộ tiền, quà cho hộ nghèo là trên 700 triệu đồng.
5.4 So sánh mức độ đạt đến thời điểm hiện nay so với Bộ tiêu chí:
Đến cuối năm 2011, xã Bưng Riềng đã được 10/19 tiêu chí so với Bộ tiêu chí của tỉnh và trung ương. Cụ thể gồm:
- Tiêu chí số 1: quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Tiêu chí số 3: thủy lợi ( do địa hình đặc thù ).
- Tiêu chí số 7: chợ nông thôn.
- Tiêu chí số 8: Bưu điện.
- Tiêu chí số 9: nhà ở dân cư.
- Tiêu chí số 13: có tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.
- Tiêu chí 16: Văn hóa.
- Tiêu chí 17: môi trường.
- Tiêu chí 18: hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh.
- Tiêu chí 19: An ninh, trật tự, xã hội.
Các tiêu chí mới đạt trong 6 tháng đầu năm 2012, đang chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị công nhận gồm:
- Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo: đạt 2,37% ( so với tiêu chí là 3% ).
- Tiêu chí số 12 về Cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp đạt 19,8% ( so với tiêu chí là 20% ).
Còn lại 7/19 tiêu chí đạt được ở các mức độ cụ thể như sau:
- Tiêu chí số 2 về Giao thông: đã đạt 90% ( Đến đầu quý 4/2012 hoàn thành ).
- Tiêu chí số 4: điện ( dự kiến đến đầu quý 4/2012 hoàn thành ).
- Tiêu chí số 10 về Thu nhập: đạt 21.270.000 đồng. Dự kiến đến cuối năm 2012 sẽ đạt trên 24 triệu đồng.
- Tiêu chí số 14 về Giáo dục: đạt 38,3% ( so với tiêu chí là 40% ). Đến đầu quý 4/2012 đạt tiêu chí.
- Tiêu chí số 5 về trường học: còn giai đoạn 2 của trường Tiểu học và trường Mầm non trong tháng 7/2012 khởi công xây dựng.
- Tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất Văn hóa: TTVH-HTCĐ đầu tháng 7/2012 khởi công xây dựng.
- Tiêu chí số 15 về Y tế: cơ sở vật chất trong tháng 7/2012 khởi công xây dựng.
* Kiến nghị, đề xuất:
- Các ngành, các cấp vận động, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng tham gia xây dựng NTM theo hình thức liên kết 03 nhà “ Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân” trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm ( Thanh long, mỳ lát ) thông qua các tổ hợp tác sản xuất nhằm tạo điều kiện cho nông dân an tâm phát triển sản xuất theo hướng ổn định, bền vững, giãm được chi phí trung gian, tăng thu nhập.
- BCĐ tỉnh, huyện sớm bổ sung nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng trong năm 2012 theo kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, sớm triển khai thực hiện phương án đền bù, giải tỏa mặt bằng xây dựng tuyến đường vào trường Mầm Non nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công.
II. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN:
1. Vai trò, trách nhiệm của Phó Bí thư, chủ tịch UBND xã:
Để thực hiện tốt việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản, Nghị quyết, Quyết định, chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện về chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã trong giai đoạn 20210- 2012. Với vai trò, trách nhiệm đã kịp thời tham mưu cho Đảng ủy trong việc thành lập Tổ khảo sát, lập Đề án xây dựng NTM cũng như xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng NTM hàng năm trên địa bàn xã, trong giai đoạn 2010- 2012 đến 2015 theo đúng hướng dẫn, thời gian qui định và đảm bảo nội dung, chất lượng và được các cấp thẫm quyền xem xét phê duyệt thực hiện. Căn cứ theo Đề án, kế hoạch xây dựng NTM đã được phê duyệt, đã kịp thời tham mưu cho Đảng ủy, HĐND và UBND xã ban hành các Nghị quyết chuyên đề, Chỉ thị, Quyết định có liên quan về xây dựng NTM. Đã kịp thời chỉ đạo cho các Ban, tổ chuyên môn thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, Ban vận động phát triển các ấp căn cứ tình hình thực tế xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện cũng như kịp thời kiến nghị các cấp thẫm quyền xem xét giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ, thời gian hoàn thành nội dung 19 tiêu chí.
Nhờ thực hiện tốt các mặt trên, nên đến nay xã Bưng Riềng đã đạt được một số nội dung cơ bản ( đạt 11/19 tiêu chí ), phấn đấu đến cuối năm 2012 sẻ đạt thêm 7 tiêu chí, nâng tổng số tiêu chí đạt được 18/19 tiêu chí. Riêng tiêu chí về thu nhập: do ảnh hưởng thiệt hại của cơn bão số 1 đã làm ảnh hưởng đến tiêu chí này trong năm 2012.
2) Việc phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong xây dựng Nông thôn mới:
Để tạo sự thống nhất cao và có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa chính quyền và UB.MTTQ xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn. Trong quá trình lập Đề án, lập Quy hoạch NTM và phương hướng, Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn, UBND xã đều mời đại diện UB.MTTQ và các đoàn thể xã tham gia để lấy ý kiến đóng góp trước khi trình cấp thẫm quyền xem xét phê duyệt.
Khi ban hành Quyết định thành lập các Ban, tổ chuyên môn thực hiện chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2010-2012, cụ thể các quyết định gồm:
- Ban quản lý, điều hành thực hiện chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới xã.
- Ban vận động tuyên truyền xã.
- Tổ quản lý điều hành xây dựng quy hoạch và công tác xây dựng cơ bản.
- Tổ quản lý điều hành thực hiện các tiêu chí về văn hóa- xã hội- môi trường.
- Ban giám sát cộng đồng.
- Ban vận động, phát triển ấp.
Đều mời đại diện UB.MTTQ và các đoàn thể xã, ấp cùng tham gia làm thành viên. Qua đó, đã phát huy cao độ vai trò làm chủ, chức năng phản biện và giám sát của MTTQ và các đoàn thể. Đồng thời, đã tạo điều kiện cho MTTQ và các đoàn thể xã nắm chắc được mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn, từ đó có kế hoạch tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng NTM theo mục tiêu, nhiệm vụ mà Đề án đã đề ra.
Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp giữa UBND, UB.MTTQ và các đoàn thể xã nên từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn đến nay đã đạt được một số kết quả, khả quan nhất định như: tỷ lệ hộ đăng ký xây dựng “ Gia đình Văn hóa” và “ Gia đình nông thôn mới” hàng năm đều cao; nhân dân đã tự nguyện hiến 45.737 m2 đất ( trong đó có 36.335 m2 diện tích đất trồng cây hàng năm ), di dời 01 căn nhà xây cấp 4, tháo dỡ 4.550 m rào, chặc bỏ 1.492 cây lâu năm và đóng góp 336 ngày công lao động để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường GTNT. Ngoài từ nguồn vốn do nhân dân đóng góp để tham gia phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà ở, học nghề, tham gia BHYT, chương trình nước sạch …. với tổng số tiền gần 12 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình vẫn còn một số ít thành viên các đoàn thể nhận thức còn hạn chế, xem nhiệm vụ xây dựng NTM là của nhà nước nên có biểu hiện lơ là, thụ động, thiếu nhiệt tình, xem nhẹ vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc phối hợp tổ chức thực hiện Đề án xây dựng NTM.
3. Đánh giá những ưu, khuyết điểm và những khó khăn, vướng mắc:
* Về ưu, khuyết điểm:
- Có sự năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo trên tinh thần “ Dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm”, tạo được sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể lảnh đạo cũng như trong cán bộ, Đảng viên. Thực hiện tốt vai trò lảnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành việc tổ chức thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM.