Theo Quyền Thư ký điều hành của Công ước về Đa dạng sinh học Elizabeth Maruma Mrema, đại dịch COVID-19 đã cho thấy việc tái khẳng định sự cấp bách để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu. Bà Elizabeth bày tỏ hy vọng rằng đại dịch COVID-19 có thể đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh cho mọi người để khắc phục mối quan hệ xấu đi với thiên nhiên.
Bà Elizabeth khẳng định: "Mất đa dạng sinh học là rủi ro cơ bản đối với các hệ sinh thái lành mạnh và ổn định, duy trì mọi khía cạnh của xã hội chúng ta", trước Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (IBD). Với chủ đề "Giải pháp của chúng ta là trong tự nhiên", IBD năm nay nhấn mạnh rằng đa dạng sinh học vẫn là câu trả lời cho một số thách thức phát triển bền vững, như biến đổi khí hậu và an ninh lương thực.
"Chúng ta cũng phải giải quyết các động lực cơ bản của sự phát sinh bệnh, nhiều trong số đó cũng trùng lặp với các động lực mất đa dạng sinh học. Chúng ta cần quản lý tốt hơn các hệ sinh thái để giảm thiểu rủi ro của các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả bệnh do động vật, ví dụ như bằng cách tránh suy thoái hệ sinh thái, bao gồm phá rừng, thâm canh nông nghiệp và chăn nuôi, xâm lấn môi trường sống tự nhiên, khai thác tài nguyên, hạn chế hoặc kiểm soát sự tiếp xúc giữa người và động vật hoang dã", Bà Elizabeth nói.
Bà Elizabeth đã đề cập rằng mối liên kết giữa đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cho thấy nhiều cơ hội để cùng nhau bảo vệ sức khỏe và đa dạng sinh học, và thúc đẩy sự thịnh vượng. Chúng ta cần một cách tiếp cận tích hợp, toàn bộ các chính phủ, toàn xã hội để cải thiện cách chúng ta quản lý môi trường tự nhiên và tương tác với xã hội loài người.
Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học được Liên Hợp Quốc đưa ra để tăng cường hiểu biết và nhận thức về các vấn đề đa dạng sinh học.