Mít thái mà không tỉa cành, để nhiều cành tăm thì sẽ rất khó ra hoa, đậu quả. Ông cha ta ngày xưa đã có câu “Mít chạm cành, chanh chạm rễ” là vậy đó.
Sau đây là 1 số kinh nghiêm và kỹ thuật quan trọng để chăm sóc Mít thái ra hoa đậu quả nhiều:
1. Trong quá trình trồng và chăm sóc Mít thái, cần bấm ngọn sớm, điều tiết độ cao phù hợp, tỉa cành vô hiệu, cành đực.
Các cành nhỏ, cành tăm, cành đực, cành vô hiệu cần loại bỏ ngay khi chúng mọc không đúng chỗ (cành đực, cành vô hiệu là cành mà tại chỗ phân nhánh nó ít “thịt cành”, bị thắt eo nhỏ, gốc cành ngay dưới nách gầy nhỏ, không đầy đặn).
Tỉa bỏ sớm cành đực, cành vô hiệu là cành không có khả năng mang trái | Kỹ thuật trồng mít thái
Các cành mang hoa, quả trên cây mít thái là những cành phân nhánh trực tiếp từ thân, ngay dưới gốc cành chúng phát triển liên tục, gốc cành to, liền mạch, thịt cành đầy đặn.
Cành hữu hiệu, càng cho ra nhiều hoa nhiều quả trên cây mít thái
2. Để đỡ phí dinh dưỡng nuôi quả trên cây mít thái, cần kiểm soát các quả bị đen vòng xơ ngay từ khi quả còn nhỏ (tầm kích thước quả to hơn quả xoài cát 1 chút phải kiếm tra và lựa quả, loại bỏ các quả không đạt chuẩn và bị xơ đen). Chỉ để lại những quả có cuống xanh, mập, đều. Các quả dị dạng, cuống nhỏ, dài, hơi vàng cuống quả đó nên loại, nếu cắt ngang quả phần gần cuống sẽ thấy rõ quả đó chắc chắn bị đen vòng xơ (như hình).
3. Không nên để có quá nhiều quả/cây, trên 1 cành, tùy theo sức cây để số lượng quả sao cho phù hợp.
4. Cần kiểm soát ruồi vàng thời điểm quả non, phun phòng trừ nấm mốc gây thối quả non trên cây mít thái.
5. Không nên loại bỏ sớm bông đực (còn gọi là dái mít – có tác dụng thụ phấn cho các hoa khác xung quanh nó).
Còn một lưu ý nữa là đối với cây tơ, cây trước đó ít được tỉa cành. Khi bắt đầu tỉa cành nên để dài ra một chút (tất nhiên không để quá dài, để tầm 2-4cm thôi – tùy đường kính cành). Bởi nếu cây nhiều cành đực, cành tăm xung quanh thân mà cắt tỉa sát thân chính thì cây ra nhựa rất nhiều…)