TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421960
  CHĂN NUÔI

  Câu chuyện làm giàu từ chăn nuôi heo rừng
15/06/2020

Đoàn Phan Dinh Trở thành giám đốc CTy Heo Rừng ở ĐBSCL, với khoảng 500 con lớn nhỏ. Trung bình mỗi tháng xuất bán khoảng 250 heo giống và thịt, làm giàu từ chăn nuôi lợn - heo rừng

Khi còn là sinh viên bạn bè vẫn gọi Dinh "thịt heo" bởi dáng người ú lu, thấp tủn, nhìn tướng cứ như những người bán thịt heo ngoài chợ, thêm cái tật tối ngày mộng mơ làm giám đốc Cty Heo Rừng.


Nhưng ước mơ ấy trở thành hiện thực sau 3 năm Dinh mở trại nuôi heo, mỗi tháng lãi hơn 50 triệu đồng, nhiều người không khỏi trầm trồ thán phục.


Duyên với heo rừng - chăn nuôi động vật hoang dã


Trong gần 4 năm ở cùng phòng trọ thời sinh viên với Đoàn Phan Dinh (26 tuổi), tôi luôn ghét cái miệng lúc nào cũng bôm bốp không ngớt. Gặp ai cũng nói về tương lai, Dinh khẳng định rằng ba năm sau khi ra trường sẽ là giám đốc Cty Heo Rừng trên đất sen hồng Đồng Tháp.


Tôi vẫn thường lẻo nhẻo cái miệng, nói với “tên lùn” này rằng: “Học thì dở, không lo học, tối ngày mơ mộng hão huyền!”. Bây giờ nhìn lại, phải thừa nhận mình đã sai.

Dinh là con thứ ba trong một gia đình nghèo tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, Đồng Tháp đậu vào ngành Chăn nuôi, Trường ĐH Cần Thơ. Thời sinh viên của Dinh không được thảnh thơi như chúng tôi, tối ngày ngoài việc học, cậu ta còn phải chạy đôn chạy đáo với những công việc làm thêm, từ quán bún, quán nhậu đến các công trường xây dựng...

Con người dám nghĩ dám làm này rất mê việc, gặp bất kỳ công việc gì “có tiền” liền nhảy vào làm. Học năm thứ hai, Dinh dám đứng ra thầu công trình xây dựng ở khâu tháo dỡ giàn giáo, kêu gọi anh em sinh viên cùng mình thực hiện.


Tất cả công việc Dinh làm chỉ nhằm một mục đích duy nhất, dành tiền mua heo rừng để thực hiện ước mơ, không chỉ là ước mơ mà phải nói là lời hứa của anh với heo rừng.

Cuối năm thứ hai Dinh đã mua được 4 con heo rừng đưa về quê nhà nuôi thử nghiệm bằng chính tiền của mình làm ra. Từ đây công việc của Dinh càng thêm bận bịu, sáng chiều học, tối đi làm thêm. Sắp xếp được thời gian rảnh anh lại từ Cần Thơ về Đồng Tháp thăm bầy heo.


Hồi đó, Dinh chưa có xe máy, nay mượn người này, mốt mượn người kia, “bay” những chuyến xa tìm heo giống, ai nấy cũng khâm phục cái chí của người sinh viên nghèo.

Năm thứ tư đại học, tất cả mọi việc vẫn nằm trong kế hoạch của chàng sinh viên ngành chăn nuôi, khi đăng ký làm luận văn, đề tài Dinh đăng ký là heo rừng. Mọi tập quán của con heo rừng vốn đã trong lòng bàn tay của Dinh, nay lại càng có cơ hội "đào sâu" hơn. Đến nay anh đã nắm chắc tập quán sinh trưởng, cách chăm sóc heo rừng...


Ra trường năm 2013, Dinh toàn tâm toàn ý tập trung cho đàn heo. Do đã có sự chuẩn bị từ trước về nguồn giống, kiến thức, Dinh chỉ cần bắt tay vào nhân rộng đàn.

Dinh chia sẻ: “Tôi nuôi heo rừng bằng niềm đam mê nhưng áp dụng nuôi bằng cách cũ, ban đầu nuôi thả rông cho chúng sống hoang dã với diện tích gần công đất, xung quanh có bao lưới B40 không để heo ra ngoài. Heo rừng là đối tượng nuôi khá mới ở địa phương, nhưng tôi lại dùng cách rất cổ điển để làm, chi phí không cao”.


Theo lý giải của kỹ sư chăn nuôi này, cách cũ mà anh tận dụng nằm ở nguồn thức ăn có sẵn quanh nhà như lục bình, khoai lang, cây chuối… để nuôi heo rừng với giá rất rẻ.

Bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, sau gần 3 năm ra trường, Dinh đã thực hiện được ước mơ của mình.


Hiện đàn heo của Dinh đã tăng lên khoảng 500 con lớn nhỏ, trong đó có 50 con heo nái. Trung bình mỗi tháng xuất bán khoảng 250 heo giống và thịt.


Ngoài ra, còn hợp tác chăn nuôi với các hộ khác để cung ứng khoảng 200 con/tháng cho các đầu mối tại các tỉnh vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ. Sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng Dinh bỏ túi hơn 50 triệu đồng.


Từ thành công trên, Đoàn Phan Dinh đã thành lập Cty TNHH Thương mại - dịch vụ Heo Rừng. Ước mơ của Dinh và cột mốc 3 năm đã thành hiện thực trước thời hạn. Định hướng phát triển của Cty Heo Rừng là liên kết với người dân, cùng người nông dân làm giàu.


Liên kết nuôi heo sạch


Thời gian gần đây, trụ sở Cty Heo Rừng do Dinh làm chủ tại quê nhà luôn tổ chức hội thảo. Nhiều người ở các tỉnh thành lân cận về tham quan trang trại, học hỏi cách nuôi và ký hợp đồng liên kết.


Vốn lớn lên từ cái nghèo khó, ba mẹ cũng là nông dân, nên vị giám đốc Heo Rừng biết người nông dân cần gì, muốn gì.


Trao đổi với chúng tôi, Dinh khẳng định: “Cty đảm bảo liên kết với người dân theo phương châm cùng có lợi. Theo đó, sẽ ký hợp đồng với người nuôi, có các điều kiện rõ ràng. Nếu họ cần con giống, chúng tôi sẽ cung cấp, cần thuốc điều trị chúng tôi đảm bảo bán ưu đãi thấp hơn giá thị trường 10%. Tất nhiên, trong hợp đồng không thể thiếu điều khoản bao tiêu sản phẩm cho người nuôi”.


Chia sẻ một số kỹ thuật nuôi heo rừng, Dinh nói: “Yếu tố tiên quyết của việc nuôi heo rừng là cách xây dựng chuồng trại. Ở đây, chuồng phải được phân ra từng lô với những chức năng chuyên dụng riêng. Heo từ 3-4 tháng tuổi được nuôi phân lô với chiều ngang 1,8 - 2m, dài 5 - 6m, thả nuôi 10 con.


Khi sắp xuất bán thì heo được đưa vào ô trống ngoài trời với chiều ngang 10m, dài 17m và thả thành đàn từ 40 - 50 con nhằm để chúng cạnh tranh thức ăn, giúp thịt săn chắc. Ngoài ra, đối với chuồng nuôi heo nái bầu phải có chắn gió và che mưa”.


Để việc nuôi heo hiệu quả, Dinh sử dụng đệm lót sinh học với lớp dưới cùng là đất mặt, lớp giữa là 20cm cát, phía trên là 20cm trấu, nhằm hạn chế mùi hôi, hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, để cho đệm lót không bị xơ cứng, anh còn thả gà vào chuồng nuôi nhằm bới trấu lên cho men phát triển.


Đứng bên chuồng heo rừng được thiết kế khoa học, Dinh cho biết thêm: “Đây là loài vật hoang dã, dễ nuôi nên hộ chăn nuôi có thể tận dụng tối đa nguồn thức ăn từ tự nhiên để giảm chi phí trong quá trình chăn nuôi. Theo đó, chi phí để mua thức ăn công nghiệp và cám nhuyễn là khoảng 15%, còn lại 85% là phụ phẩm tự kiếm tại địa phương”.

Sắp tới, để nâng cao chất lượng cho heo rừng ở khu vực miền Tây, trang trại của Dinh sẽ tiếp tục mở lớp chia sẻ kinh nghiệm cũng như cung cấp nguồn giống và bao tiêu sản phẩm với mong muốn đưa ra sản phẩm sạch, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, mang đến lợi nhuận cho người chăn nuôi.


Về vấn đề này Heo Rừng sẽ trực tiếp hỗ trợ cho người nuôi, đảm bảo tỷ lệ hao hụt khi nuôi dưới 10%. Sau khi mua heo giống về, chỉ cần đầu tư 130.000 đồng/mỗi con (người dân chủ động tìm được thức ăn sẽ bớt được khoản tiền trên). Sau 4 - 5 tháng nuôi, đạt trọng lượng 20 - 25 kg/con được Cty mua với giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, lúc đó người dân đã có lời khá.


Bên cạnh đó, Cty Heo Rừng còn có phương thức hợp tác khác để người nuôi yên tâm hơn. Nếu bà con thiếu vốn, Cty sẵn sàng góp vốn theo tỷ lệ thỏa thuận cùng đầu tư với người nuôi, lợi nhuận được chia theo tỷ lệ đầu tư.


Đặc biệt, Cty Heo Rừng cam kết, sau 3 năm nuôi, người dân không sinh lợi, có quyền trả lại heo và lấy tiền đầu tư về. Từ những cam kết rất thực tế trên, đến nay Cty Heo Rừng đã liên kết bao tiêu hơn 1.000 con heo thịt thương phẩm cho người nuôi

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu