TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421923
  CHĂN NUÔI

  KỶ THUẬT NUÔI CÁ LÓC
16/10/2012

. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC

-         Thân dài,đầu dẹp, miệng rộng, toàn thân phủ vẩy, có cơ quan hô hấp phụ. Cá có kích thước lớn.

-         Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, thích nghi với mọi môi trường, khả năng chịu đựng cao.

-         Cá lóc là loài ăn tạp, phàm ăn, tính ăn rộng. Thức ăn là các loài động vật.

II. KỸ THUẬT NUÔI 

1. Chuẩn bị ao nuôi

-         Diện tích: 1.000 m2

-         Độ sâu: 1,5 - 2,0 m

-         Đáy bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống thoát nước

-         Bờ ao xây kè cẩn thận, có lưới bao quanh bờ cao 1 – 1,2m.

-         Cải tạo trước khi nuôi: tháo cạn nước, dọn cỏ bờ ao, đắp lại chỗ sạt lở, vét bớt bùn đáy, bón vôi: 10 -15 kg vôi/100m2 phơi đáy, bón phân gây màu nước, lấy nước vào ao. Lấy lần 1 khoảng 30-40 cm ngâm ao 5-7 ngày, lấy tiếp cho đầy.

2. Thả giống và mật độ nuôi

-         Mật độ nuôi : 5-10 con/m2

-         Thả giống: Thả vào lúc mát trời (sáng sớm hoặc chiều tối). Trước khi thả cần tắm cá bằng dung dịch nước muối 3% trong 15 phút.

-         Cách thả: Ngâm túi nilon chứa cá trong nước khoảng 10 - 15 phút, mở túi té dần nước ao vào túi, thấy cá khỏe mới thả ra ao.

3. Hình thức nuôi

3.1. Nuôi ghép:

-         Ao có nuôi ghép cá lóc bờ phải cao hơn mặt nước 30 - 40 cm, không có lỗ rò.

-         Ghép với các loại: mè trắng, mè hoa, rô phi.

-         Tỷ lệ ghép: 1:1:10 con/m2. (Mè:rô phi:lóc)

-         Thức ăn: chủ yếu cung cấp cho cá lóc.

3.2. Nuôi đơn :

-         Mật độ nuôi : 5 - 10 con/m2

-         Thức ăn: có thể cho ăn cá tạp, ốc, tép,  thức ăn viên hoặc các loại chế biến.

-         Cho ăn 2 lần vào sáng và tối. Lượng thức ăn cho 5 - 7% trọng lượng thân.  

* Lưu ý: Để đảm bảo cá phát triển tốt cần chia ra 2 giai đoạn nuôi:

+ Giai đoạn 1 – 2 tháng đầu

-         Cỡ cá đạt 6-12 cm.

-         Mật độ: 20 – 30 con/m2

-         Cho cá ăn các loại cá tạp, tôm tép, liều lượng 8% trọng lượng cá. Tỉ lệ sống trong giai đoạn này khoảng 80%.

-         Nên nuôi cá trong bể hoặc trong ao nhỏ để dễ chăm sóc, quản lý.

+ Giai đoạn từ sau 2 tháng trở đi

-         Cá đạt 25 – 30 cm chuyển ra ao lớn nuôi.

-         Mật độ 5 – 10 con/m2.

-         Cho cá ăn các loại cá tạp, tôm tép, hoặc thức ăn công nghiệp, thức ăn viên,  liều lượng 5 - 6% trọng lượng cá. Tỉ lệ sống trong giai đoạn này khoảng 60 - 70%

4. Chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh.

a.Thức ăn:

-         Có các loại thức ăn: Thức ăn tươi sống, công nghiệp và loại tự chế biến.

-         Thức ăn tươi sống: cá tạp, ốc hến, tôm tép... Cần làm sàn cho cá ăn. Để tránh thất thoát làm ô nhiễm môi trường.

-         Thức ăn chế biến: Chế biến thường dùng 70% cá tạp nghiền nát; bột đậu tương hay bánh khô dầu 20%, men tiêu hoá 5%, một ít vi lượng và chất kháng sinh, vitamin.

-         Thức ăn công nghiệp: dùng loại có chứa hàm lượng đạm 20 - 30%. Thả nổi trực tiếp cho cá ăn.

-         Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và tối. Số lượng cho ăn 5 - 7% trọng lượng thân.  

b. Quản lý:

-         Quản lý cá vượt rào ra khỏi ao lúc trời mưa.

-         Thường xuyên vệ sinh nơi cho cho cá ăn.

-         Phân loại cỡ cá để tránh cá lớn ăn cá nhỏ.

-         Theo dõi môi trường nước để điều chỉnh kịp thời

-         Theo dõi hoạt động bắt mồi và sức khỏe của cá.

c. Phòng và trị một số bệnh thường gặp

* Bệnh lở loét

+ Triệu chứng:

-         Cá bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ và chết, khi chết thường chìm xuống đáy.

-         Dấu hiệu: xuất hiện các vết loét nhỏ màu xám hoặc đỏ. Mang, xung quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu tối (xám đen). Thương tổn lan rộng thành những vết loét lớn trên thân, rụng vẩy. Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ra ở vùng hậu môn.

+ Phòng bệnh:

-         Quản lý môi trường nuôi tốt, tránh đánh bắt làm cá xây xát, không để cá bị bệnh ngoài da tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

-         Cho cá ăn đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên trộn vào thức ăn các loại men tiêu hoá, vitamin, premix

-         Duy trì chất lượng nguồn nước nuôi tốt là rất quan trọng phải được quan tâm hàng đầu.

+ Trị bệnh:

-         Thay 30-50% nước trong ao, vệ sinh xung quanh ao. Tiến hành xử lý nước:

-         Đối với ao: 1kg thuốc Fresh Water (650g gói A và 350g gói B) cho 1.000-1.500 m3 . Khi sử dụng với ao nhỏ hơn thì lượng thuốc cần sử dụng trong mỗi gói A, B được chia theo tỉ lệ tương ứng.

* Bệnh do thích bào tử trùng

+ Triệu chứng

-         Thân, mang và các bộ phận trên cơ thể có những bào nang màu trắng đục bám.

-         Cá hoạt động không bình thường, nếu các bào nang bám vào mang cá luôn bị nổi đầu.

+ Phòng bệnh:

-         Dùng biện pháp phòng chung (cải tạo kỹ ao nuôi, quản lý môi trường tốt...)

-         Cách ly ngay những con phát hiện bị nhiễm bệnh.

-         Dùng NaCl 2-3% tắm cá trong 10 - 30 phút.

 

* Bệnh trùng bánh xe:

+ Triệu chứng

-         Màu sắc cơ thể nhợt nhạt, tiết nhiều nhầy trắng đục trên thân, mang có thể làm vây xơ, mòn.

-         Cá có cảm giác ngứa ngáy, bơi lội lung tung, nỗi từng đàn trên mặt nước hay quanh bờ ao và lắc đầu mạnh.

-         Bệnh thường xẩy ra vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Đặc biệt trong các ao nuôi với mật độ dày và quản lý môi trường kém.

+ Phòng bệnh:

-         Dùng vôi để tẩy dọn ao kỹ trước khi thả nuôi, tắm cá trước khi thả.

-         Không nuôi cá ở mật độ quá dày.

-         Thường xuyên thay nước vào ra để đảm bảo bảo môi trường trong sạch.

+ Trị bệnh: Dùng NaCl 2-3% tắm cá trong 10 - 30 phút.

5. Thu hoạch.

-         Nuôi sau 7 tháng thì thu hoạch. Hạ mức nước còn khoảng 40-50 cm kéo lưới bắt dần, hoặc có thể kích thích nước chảy để cá nhảy vào lưới hứng sẵn

a

Trich từ mạng
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu