Sau
đây là kỹ thuật cơ bản trồng bưởi da xanh.
1.
Khâu chuẩn bị:
-
Giống: chỉ nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng
xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo.
Nên
trồng cây bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng sinh phèn; mau ra trái,
bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ. Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.
-
Đất: cải tạo địa hình tương đối bằng phẳng, hơi cao ở giữa để thoát nước
nhanh.
Cần
phân tích chất đất để có chế độ bón phân phù hợp, cân đối.
Nơi
nào đất trũng, thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa thì đắp mô cao lên 20 -
30 cm so với mực nước mưa và triều cường.
Nơi
nào đất cao thì đào hố. Hố trồng đào tròn hoặc vuông 1,2m x 1,2m, sâu 30
cm. Đào sâu quá gặp tầng sinh phèn, cây bưởi khó sống.
Mỗi
hố trồng rải 5 - 6 kg vôi bột, 2 bao phân chuồng đã hoai trộn thêm tro
trấu, xơ dừa, rơm rạ mục và phủ lên một lớp đất mỏng trước khi trồng.
2.
Khâu trồng và chăm sóc:
-
Số lượng: Mỗi ha trồng khoảng 500 - 600 cây. Cây cách cây 4m; hàng cách
hàng 4m. Đặt cây bưởi giống vào giữa hố, lấp đất phủ kín gốc, hơi lõm ở
giữa để sau này bón thêm phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới, phủ quanh gốc
các loại phân xanh, rơm rạ cho mát gốc.
-
Thời điểm trồng: tốt nhất là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Qua mùa mưa cây
bưởi phát triển khá tốt nhờ nguồn nước trời. Lặt bỏ tất cả trái non trong
năm đầu, năm thứ hai có thể chừa mỗi cây 1 trái, năm thứ ba giữ trái vừa
phải; số trái giữ lại, tăng dần vào những năm sau. -
Tưới nước:
Thời
gian đầu tưới nước mỗi ngày 1 lần để cây bưởi không mất sức; qua mùa mưa
cây bưởi đã lên xanh; mùa khô tiếp theo 3 ngày tưới một lần. Chú ý sử dụng
nguồn nước tốt không bị ô nhiễm.
-
Bón phân:
Trên
cơ sở phân tích chất đất mà có chế độ bón phân thích hợp. Sử dụng phân hữu
cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của
cây bưởi.
Phân
hữu cơ thông dụng là phân bò, phân heo, các loại phân xanh; ngoài ra có thể
bổ sung phân cá, phân trùn, phân dơi với liều lượng ít hơn. Mỗi năm bón ít
nhất 2 lần vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch.
Phân
vô cơ thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá.
Đạm
(N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc,
ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng.
Lân
(P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái; lân còn
giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh.
Kali
(K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.
-
Phòng trừ sâu bệnh:
Để
phòng trừ các loại sâu, côn trùng chích hút, bệnh,….nên thường xuyên thay
đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chú ý sâu vẽ bùa làm suy cây, hư ngọn,
nên phòng trừ bằng cách xịt confidor và chất bám dính (có thể kết hợp NPK
16.16.8).
-
Kích thích ra hoa, đậu trái:
Bưởi
da xanh ra hoa, trái quanh năm; do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị
trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra
hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái
nhiều quá sẽ làm suy cây.
-
Thu hoạch:
Nên
thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không
hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt.
Bưởi
da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng là loại
cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh
|