1. Đặc điểm chung -
Thanh long là cây nhiệt đới, thích hợp khí hậu nắng nóng, chịu hạn giỏi, không
chịu được úng. - Thanh long là cây thân bó cần có trụ đỡ, sau khi trồng 2-3 năm
sẽ cho trái. - Thanh long có thể trồng trên đất xám, đất phù sa, đất đỏ và đất
phèn, nhưng yêu cầu đất phải thoát nước tốt.
- Giống thanh long tốt
và phổ biến hiện nay ở nước ta là thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ và
ruột vàng cũng đang phổ biến, nhưng giống thanh long ruột trắng sinh trưởng
mạnh hơn, trái to và ngọt hơn so với giống ruột đỏ và ruột vàng.
- Các vùng trồng thanh
long chủ yếu hiện nay là Tiền Giang, Long An, Bình Thuận với diện tích lên
khoảng trên 10.000 ha.
2. Kỹ thuật trồng và
chăm sóc
- Thời vụ trồng:
+ Đối với vùng có điều
kiện tưới tiêu tốt: trồng vào khoảng tháng 10-11 dương lịch
+ Đối với vùng thiếu
nước tưới: nên trồng vào đầu mùa mưa.
- Mật độ trồng: thích
hợp từ 1.200 -1.300 trụ/ha (khoảng 2,8m x 3,0m)
- Tỉa cành: đây là khâu
rất quan trọng đối với thanh long kinh doanh, bao gồm 3 giai đoạn như sau:
+ Tỉa đau: sau đợt thu
hoạch trái hoặc ngay trước lúc thu đợt trái cuối cùng, tỉa bỏ 2/3 số cành già,
cành ốm yếu, sâu bệnh.
+ Tỉa lựa: tỉa thường
xuyên trong quá trình chăm sóc, bón phân thúc cho thanh long, lựa bỏ ngay những
cành ốm yếu, sâu bệnh.
+ Tỉa sửa cành: khi cây
đã cho trái ổn định, trên các cành vẫn tiếp tục mọc cành non, cần tỉa bỏ những
cành này để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
- Tưới nước và tủ gốc:
+ Đối với thanh long
trồng ở các vùng khô hạn như Bình Thuận, hoặc trong mùa nắng khi chúng ta xử lý
thanh long nghịch vụ thì việc tưới nước và tủ gốc rất quan trọng để giúp thanh
long phát triển tốt và cho hiệu quả ra hoa cao khi chong đèn. Tùy theo ẩm độ
đất và kết cấu của đất mà cường độ tưới thường từ 3-7 ngày/lần.
- Xử lý ra hoa và chăm
sóc trái:
+ Có nhiều biện pháp xử
lý ra hoa nghịch vụ nhưng biện pháp thắp đèn là hiệu quả nhất.
+ Thời gian thắp sáng
liên tục từ 15-20 đêm tùy theo mùa và điều kiện thời tiết, thời gian thắp đèn
từ 7-10 giờ/đêm. Sau khi ngưng thắp đèn 3-5 ngày thì cây ra hoa. Từ khi ra hoa
đến thu hoạch khoảng 52-54 ngày.
+ Trước khi thắp đèn 1
tuần cần phải bón phân đón hoa có tỷ lệ lân và kali cao, khi bắt đầu thắp đèn
thì xử lý thêm phân Krista-MKP với liều 100- 200 g/trụ để đạt tỷ lệ ra hoa cao
nhất.
- Quy trình bón phân:
Khi thanh long đã vào
giai đoạn cho quả (giai đoạn kinh doanh) thì cần bón phân hữu cơ hàng năm với
lượng khoảng 10-15kg/trụ/năm.
- Bón thúc như sau:
+ Khi tỉa cành:
0,3-0,5kg (NPK 30-20-5)/trụ + 0,25kg (Nitrabor)/trụ
+ Trước ra hoa (7 ngày
trước khi thắp đèn): 0,3-0,5kg (NPK 13-13-20)/ trụ + 0,10kg (Nitrabor)/trụ
+ Sau mỗi lứa quả:
0,15-0,20kg (NPK 15-9-20)/ trụ + 0,05-0,10kg (Nitrabor)/ trụ
* Chú ý: Kết hợp phun MgNO3: 50g/10 lít nước ở giai
đoạn tỉa cành để kích thích cành mới mau ra và hạn chế nám cành trong mùa nắng.
3. Phòng trừ sâu
bệnh
Cây thanh long tương đối
ít sâu bệnh hơn những cây ăn trái khác.Về côn trùng, chúng ta chỉ lưu ý phòng
trừ kiến, bọ xít và quan trọng nhất là ruồi vàng. Để phòng trừ ruồi vàng, chúng
ta có thể đặt bẫy VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi đực, khi thấy ruồi chết vừa
đầy bề mặt của bẫy thì tiến hành phun thuốc VISERIN 4.5EC, VIDECI 2.5ND,...để
phòng trừ dòi (ấu trùng của ruồi vàng). Ngoài việc xử lý thuốc hóa học, chúng
ta cần phải thu gom và tiêu hủy các quả bị rụng hư thối, rải thuốc VIBASU 10H
hay VIBASU 10BR để diệt nhộng dưới đất và kiến,...Trường hợp bị thối ngọn do
nấm thì có thể dùng một trong các loại thuốc hóa học như VIROVAL 50BTN, VIXAZOL
275 SC, hoặc VIBEN 50BTN,...phun 2 lần (lần phun thứ hai cách lần phun thứ nhất
7 ngày)