TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421245
  TÀI LIỆU KHCN

  Kỹ thuật trồng rau mùi tàu (rau ngò rí)
24/12/2013

Cây rau mùi tàu (miền Nam gọi là cây rau ngò rí) là loại rau gia vị, ngắn ngày, dễ trồng. Trước đây rau ngò rí chủ yếu được trồng ở phía Bắc, nhưng hiện nay loại rau này đang được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam và cả vùng quê Cà Mau.

 

Chọn đất
Có thể trồng ngò rí trên nhiều loại đất, trừ chân đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nhiều. Tốt nhất là trồng trên các loại đất tơi xốp, hàm lượng mùn và dinh dưỡng cao, cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.


Thời vụ
Đối với các tỉnh phía Nam có thể trồng được quanh năm, tốt nhất nên trồng vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô (tháng 10-11 đến tháng 1-2 năm sau).


Lên liếp
Làm liếp rộng khoảng 1,2-1,5m, cao khoảng 2-3cm và rãnh rộng 3cm để tiện tưới tiêu, chăm sóc. Sau khi lên liếp, rải cho mỗi công đất (1.000m2) khoảng 50-100kg vôi bột để diệt bớt mầm sâu bệnh trong đất và nâng độ pH của đất đối với những chân đất hơi bị phèn.


Gieo giống
Tuỳ theo tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, mật độ muốn gieo... mà lượng hạt giống gieo cho mỗi công khoảng 1-1,2kg là vừa.
Trước khi gieo ngâm hạt trong nước ấm khoảng 1 ngày để hạt hút đủ nước, khi gieo hạt sẽ nhanh nảy mầm hơn. Sau khi ngâm, vớt hạt để ráo nước rồi đem gieo bằng cách rải hạt đều trên mặt liếp, sau đó rải thuốc diệt kiến, phía trên rải một lớp đất bột dày 1cm, trên cùng rải một lớp rơm rạ mỏng để khi tưới nước không làm xói đất, văng hạt giống đi và giữ ẩm cho đất, rồi dùng bình tưới hoa sen tưới đều, nhẹ tay cho đất đủ ẩm.


Phân bón
Tuỳ theo mỗi công đất tốt hay xấu mà bón lượng phân thích hợp từ 1-1,5 tấn phân chuồng đã ủ hoai mục, khoảng 10-15kg phân supe lân vào lúc làm đất, sau khi bón xới xáo trộn đều phân vào đất. Khi ngò rí mọc mầm thì bón thúc lần thứ nhất: cứ 2kg supe lân/công ngâm, hoà loãng, tưới đều trên mặt liếp rau.
Sau khi bón lần 1 khoảng 15 ngày bón tiếp lần 2 với lượng 5-7kg ure trộn đều với 5-7kg DAP rải đều lên liếp rau rồi tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất cung cấp cho cây. Sau lần bón thứ 2 khoảng 7-10 ngày bón tiếp lần 3 với lượng phân và cách bón tương tự như lần thứ 2.


Tưới nước
Phải thường xuyên tưới đủ ẩm để cây ngò sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng tưới quá nhiều làm cho đất bị sũng nước sẽ không tốt cho bộ rễ của cây.
Phải có hệ thống thoát nước tốt để kịp thời thoát nước mỗi khi có mưa lớn và kéo dài.


Phòng trừ sâu bệnh
Cây rau ngò rí ít bị sâu bệnh nặng, song cũng cần chú ý đến loại sâu xám ở đầu vụ, sâu ăn tạp, bệnh chết cây con... Là loại rau ăn lá ngắn ngày nên phải thận trọng khi sử dụng thuốc BVTV, chỉ sử dụng loại ít độc hại, phân huỷ nhanh như phân vi sinh và tốt nhất là không nên sử dụng.


Thu hoạch

Sau 1 tháng trồng là rau có thể thu hoạch bằng cách tỉa dần để ăn và bán. Sau khi gieo khoảng 3 tháng có thể thu hoạch đẻ lấy hạt làm giống. Cắt cành giống bó lại, ủ qua đêm, rồi phơi trong nắng nhẹ đến khi thật khô, đập nhẹ lấy hạt bảo quản.


Bảo quản hạt giống
Trong điều kiện bình thường và làm khô theo kiểu phơi nắng, khoảng 3 tháng hạt lúa vẫn nảy mầm tốt, đạt tới 90%, nhưng khoảng 6 tháng sau tỉ lệ nảy mầm chỉ còn khoảng 60-70% và khoảng 9-10 tháng sau hầu hết hạt không nảy mầm. Đây là điều khó khăn cho người dân vùng trồng một vụ lúa và tôm. Để bảo quản hạt giống lúa từ vụ này sang vụ năm sau (khoảng 8 tháng) xin giới thiệu với bà con kinh nghiệm bảo quản của nông dân một số tỉnh ĐBSCL.


Khâu phơi nắng
Theo kinh nghiệm, chỉ phơi hạt giống lúa một nắng là đạt độ ẩm 12%. Thường khi lúa mới gặt ở ruộng về độ ẩm khoảng 25%. Phơi trong nắng nhẹ làm sao rút độ ẩm được khoảng 18% và sau nắng thứ hai mới rút độ ẩm xuống khoảng 12% là đạt yêu cầu. Cố gắng khi phơi nắng phải đảo đều liên tục cho khô đều. Chính phơi làm khô trong điều kiện nhiệt độ không cao là tăng sức sống của hạt giống và bảo quản được lâu dài hơn.


Bảo quản
Để hạt giống trong kho càng lâu thì hạt giống càng nảy mầm kém. Đó là điều xảy ra cho tất cả các loại hạt giống khác nhau. Nếu đựng hạt trong bao đay hay nilon dệt (không kín) hạt giống rất nhanh mất sức nảy mầm dù được phơi rất khô tới 12% độ ẩm, vì trong khi bảo quản, hạt giống lúa hút ẩm, nhất là trong điều kiện mùa mưa ở ĐBSCL hạt giống có khi có độ ẩm tới 14-15%, từ đó chúng mất sức nảy mầm khá nhanh. Theo kinh nghiệm thì khi phơi lúa đạt độ ẩm khoảng 12%, cho hạt lúa giống vào bao nilon và buộc kín là tốt nhất. Sau đó toàn bộ bao nilon được đựng trong bao bố, bỏ vài cục vôi sống (vôi chưa tôi) dưới đáy để hút ẩm thường xuyên.
Không chọn nơi ẩm ướt, hay ánh nắng thường xuyên chiếu vào làm nơi bảo quản hạt giống. Nơi bảo quản hạt giống phải thường xuyên khô ráo, thoáng mát. Bao giống phải được kê bằng gỗ, không nên kê bằng gạch hay bằng những vật liệu kê khác.



Bảo Châu(Theo khoahocchonhanong)
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu