TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420851
  TÀI LIỆU KHCN

  Cách diệt trừ Ốc Sên gây hại cây hiệu quả
24/12/2013

Ốc sên (còn gọi là ốc ma) và sên dẹp (sên không vỏ, có nơi gọi là sâu nhớt) thuộc loài sống trên cạn.

Đây là loài sống hoang dại, ban ngày chúng ẩn kín trong các hốc, bụi cây hoặc chui xuống đất. Khi đêm xuống, chúng xuất hiện và phá hoại cây cối, hoa màu; nhất là ăn phần non của cành, hoa, trái thanh long. Đặc biệt, chúng phát triển mạnh trong mùa mưa và những vường cây được tưới nước thường xuyên trong mùa nắng. Để diệt trừ ốc sên hiệu quả, bà con có thể áp dụng một trong những kinh nghiệm sau:

-  Dùng thuốc Deadline Bullét (do công ty Map Pacific Việt Nam sản xuất), có thành phần hoạt chất Metaldehde 4%. Đây là thuốc đặc trị ở dạng bã, có chứa chất dẫn dụ để thu hút ốc đến ăn và chúng bị tiêu diệt tại chỗ. Liều dùng 1-2kg/ha, rải thuốc ở những nơi ốc thường tập trung. Với mật độ ốc khoảng 10 con/m2, có thể sử dụng 6-8kg/ha.

Lưu ý: thuốc độc nguy hiểm nên bảo quản xa trẻ em và khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc hướng dẫn ghi trên bao bì.

-      Chặt cánh râm bụt có nhiều lá xanh, để cho héo, đem bỏ từng đống trong vườn vào lúc chiều mát. Tối đến, ốc sên sẽ kéo đến ăn lá râm bụt. Sáng hôm sau sẽ thu gom dễ dàng.

-      Lấy một cái hũ, trét lên một lớp mật ong mới lấy còn mùi thơm. Chờ sẩm tối đêm để ngoài vườn. Vị ngọt thơm của mật ong sẽ dẫn dụ ốc sên chui vào hũ rất nhiều. Sáng ra bạn chỉ cần xử lý chúng là xong.

-      Bắt vài con cóc nuôi trong vườn (số lượng cóc nuôi ít hay nhiều tuỳ theo vườn rộng hay hẹp). Đêm đến những con cóc này sẽ ăn hết những con ốc sên và nó còn ăn những loại sâu bọ, mối, kiến cánh…nhưng không phá hoại cây trồng.

-      Có một biện pháp hữu hiệu nữa là nuôi vịt thả trong vườn, nó sẽ tìm trứng ốc sên ăn hết và tiêu diệt dần những con ốc sên cắn phá. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp đối với vườn trồng cây ăn trái lâu năm như: xoài, thanh long, chuối, nhãn…

Để tránh tác hại của ốc sên bà con nên thực hiện một số biện pháp sau:

-      Thường xuyên vệ sinh vườn tược: Hạn chế bớt chiều cao của cỏ dại bằng cách cắt cỏ, chỉ để lại chiều cao từ 5-8cm. Hoặc cắt tỉa bơt những cành lá già rậm rạp vì đây là nơi ốc sên dễ dàng trú ngụ phá hoại.

-      Thu gom ốc vào sáng sớm và chiều tối. Xử lý nếu lượng ốc sên nhiều, hãy đập chúng chết và cho vào hũ sành đựng nước tiểu. Để vài tháng, khi đã hoai, dùng nước này pha với nước lã làm phân tưới cho cây trồng rất tốt. Hoặc đem bằm nhỏ, nầu chín làm thức ăn cho nuôi heo, vịt, cá… nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

                                                                                               

 

 

Bảo Châu(http://yeucaycanh.com)
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu