TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421069
  TRỒNG TRỌT

  RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI SẮN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
16/05/2014









Tên tiếng Anh: Cassava Mealybug

Tên khoa học: Phenacoccus manihoti ( Matile-Ferrero, 1997)

Họ: Pseudococcidae; Bộ: Homoptera

* Cây sắn hay cây khoai mì ( Manihot esculenta Crantz) sản phẩm của nó được sử dụng làm lương thực, thức ăn gia súc, nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học ( ethanol) và là hàng hoá xuất khẩu có giá trị.

* Rệp sáp bột hồng sắn ( rệp sáp bột hồng)

Rệp sáp bột hồng là loại dịch hại nguy hiểm cho cây sắn ( khoai mì) ở Châu Mỹ, Châu Phi, Thái Lan, Campuchia,…, có thể làm giảm năng suất củ tới 80%. Loài rệp này có nguy cơ lan truyền cao ở Việt Nam.

1. Đặc điểm hình thái

Trứng: Trứng rệp sáp bột hồng hình ô-van, thuôn dài, lúc mới đẻ màu trong hơi vàng, sau chuyển thành màu vàng nhạt. Trứng đơn nằm trong các túi trứng bao phủ kín bằng lông mịn và nằm ở điểm cuối phía sau của trưởng thành. Kích thước trứng: chiều dài: 0,30-0,75mm; chiều rộng: 0,15-0,30mm.

Rệp non: hình ô van, trải qua 3 tuổi, rệp tuổi 1 màu vàng nhạt có 6 đốt râu đầu, di chuyển nhanh nhẹn, các tuổi tiếp theo kích thước cơ thể tăng dần và khả năng di chuyển chậm dần. Rệp non đẫy sức dài 1,1 – 2,6 mm; rộng 0,5 -1,4 mm, râu đầu có 9 đốt. 

Rệp trưởng thành: Con cái có dạng hình ô- van, màu hồng, bao phủ bởi lớp sáp bột màu trắng, mắt hơi lồi, chân rất phát triển. Kích thước rệp trưởng thành dài 1,1-2,6mm; rộng 0,5-1,4mm.

Sự phân chia các phần của cơ thể rệp sáp hồng rất rõ ràng. Các đốt của cơ thể mang các sợi tơ sáp trắng rất ngắn ở phần bên và đuôi ở dạng phồng lên, làm cho cơ thể rệp nhìn như có gai bên (nhìn từ bên ngoài). Râu đầu thường có 9 đốt, đôi khi có 7 hoặc 8 đốt.

2. Điều kiện phát sinh và phát triển

Ở nhiệt độ môi trường khoảng 280C, thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành đẻ trứng khoảng 33 ngày (vòng đời). Mỗi trưởng thành cái có thể đẻ 300-500 trứng.

Rệp sáp bột hồng hại sắn phát triển mạnh trong các tháng mùa khô và các tháng có lượng mưa thấp (< 30mm).

Rệp sáp bột hồng sống cộng sinh với một số loài kiến và có thể lây lan nhờ kiến; cũng như một số loài rệp sáp giả khác, rệp sáp bột hồng có khả năng sinh sản đơn tính, trưởng thành cái không cần giao phối vẫn có thể đẻ trứng và trứng vẫn nở thành con.

3. Triệu chứng và tác hại

Rệp sáp bột hồng tấn công điểm sinh trưởng của cây sắn, gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn trở nên lùn. Bị nhiễm với mật độ cao, cây sắn có thể bị rụng toàn bộ lá làm giảm năng suất củ sắn tới 80-84%.

Ngoài sắn, rệp sáp bột hồng còn được phát hiện gây hại trên cây cao su, cây nam sâm, cói lác, cây trạng nguyên, cây bái chổi.

4. Cơ chế lan truyền

 Rệp sáp bột hồng tồn tại trên tất cả các bộ phận của cây sắn (gốc, thân, lá, chồi ). Rệp mới nở dễ dàng bị cuốn theo gió. Rệp sáp bột hồng lây lan qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ và phương tiện vận chuyển…

5. Biện pháp quản lý

5.1. Đối với các địa phương đã bị nhiễm và mới phát hiện có rệp sáp bột hồng

- Chủ động áp dụng các biện pháp xử lý, tiêu hủy triệt để các ổ rệp ban đầu để hạn chế tối đa lây lan của dịch hại.

- Kiểm soát chặt chẽ không cho lưu thông các hom giống sắn từ vùng bị hại đến các vùng chưa bị hại. Kiên quyết xử lý các cơ quan, cá nhân vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

- Khi phát hiện rệp sáp bột hồng cần tiến hành truy xuất nguồn gốc hom sắn giống cũng như phương thức lây lan của rệp, thông tin kịp thời để chủ động áp dụng biện pháp quản lý, phòng chống.

- Biện pháp canh tác:

+ Làm đất kỹ, thu gom triệt để cây nhiễm rệp và cỏ dại ra khỏi vùng trồng sắn ngay sau khi thu hoạch; để đất trống khoảng 2 tuần; dùng hom giống không mang rệp; xử lý hom giống bằng nước nóng 500C trong vòng 5-10 phút. Khi ruộng sắn bị nhiễm rệp thì phải cắt bỏ, thu gom tiêu hủy những ngọn, cành bị nhiễm.

+ Trồng sắn với mật độ hợp lý.

+ Bón phân đầy đủ, cân đối để cây sắn sinh trưởng phát triển nhanh, tăng sức chống chịu dịch hại

+ Luân canh cây sắn với các cây trồng khác như: đậu, mía,…

- Biện pháp hóa học:

+ Xử lý hom giống bằng các loại thuốc: Thiamethoxam 25 WG; Imidacloprid 70% WG với liều lượng 4g/20 lít nước; Dinotefuran 10% WP với liều lượng 20ml/20 lít nước và ngâm hom giống trong vòng 5-10 phút.

+ Phun thuốc cho cây bị nhiễm rệp: Thiamethoxam 25%WG; Imidacloprid 70%WG, Dinotefuran10% WP; Prothiofos 50% EC; Pirimiphos methyl 50% EC. Có thể phối hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả của thuốc, phun thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng.

- Biện pháp sinh học:

+ Sử dụng ong ký sinh: Tiến hành du nhập để nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh chuyên tínhAnagyrus lopezi. Đây được xem là biện pháp hiệu quả nhất, được áp dụng thành công ở Thái Lan.

+ Sử dụng các loại bắt mồi ăn thịt: Bọ rùa, bọ cánh gân, bọ xít đỏ,…

- Sử dụng chế phẩm sinh học: Nấm trắng Beauveria bassiana

5.2. Đối với các địa phương chưa phát hiện có rệp sáp bột hồng

- Tăng cường điều tra, phát hiện rệp sáp bột hồng hại sắn trên các vùng trồng sắn, nếu phát hiện thấy cần áp dụng ngay các biện pháp quản lý như trên.

- Ngặn chặn việc vận chuyển hom giống từ vùng bị nhiễm sang vùng chưa nhiễm./.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu