I. Tình hình gây hại trên thế giới
và tiểu vùng sông Mekong
- Năm 1973 phát hiện thấy ở Congo, Zaire,
vài năm sau đã trở thành sâu hại chính nguy hiểm trên cây sắn ở châu
Phi.
- 1987, hại sắn ở 31/35 nước thuộc dải trồng
sắn ở châu Phi, làm giảm năng suất củ sắn ở châu Phi tới 80-84%.
- Cuối năm 2006 ghi nhận lần đầu tiên ở Thái
Lan và đến tháng 5/2010 diện tích nhiễm lên đến 166.700 ha.
- Năm 2010 gây hại trên cây mỳ tại Campuchia,
diện tích sắn bị nhiễm Rệp sáp bột hồng khoảng 137 ha.
II. Tình hình gây hại ở Việt Nam
Lần đầu tiên phát hiện vào tháng 6/2012 ở
Tây Ninh với diện tích nhiễm 75 ha. Bình Phước là tỉnh giáp với Tây Ninh,
người dân thường sang Tây Ninh lấy giống mỳ về trồng nên nguy cơ lây lan rệp
sáp bột hồng là rất lớn.
III. Nhận dạng rệp sáp bột hồng
1. Phân loại: Rệp sáp giả, có vị trí phân loại như sau:
- Tên tiếng Anh: Cassava Pinkish Mealybug;
- Tên khoa học: Phenacoccus manihoti (Matile-Ferrero,
1977);
- Họ: Pseudococcidae;
- Bộ: Hemiptera
Tên tiếng Việt đề nghị gọi là “Rệp sáp bột
hồng”.
2. Hình thái
- Trứng: Trứng thuôn hình chữ nhật, màu hồng vàng, trong các túi
trứng bao phủ kín bằng lông mịn và nằm ở điểm cuối phía sau của trưởng thành
cái. Kích thước trứng: Chiều dài: 0,30-0,75mm; chiều rộng: 0,15-0,30mm.
- Rệp non: Râu đầu của rệp non tuổi 1 có 6
đốt, của rệp non các tuổi tiếp theo có 9 đốt.
Kích thước rệp non tại các tuổi như sau:
Tuổi rệp non
|
Kích thước (mm)
|
Chiều dài
|
Chiều rộng
|
Tuổi 1
|
0,40-0,75
|
0,20-0,30
|
Tuổi 2
|
1,10-1,50
|
0,50-0,60
|
Tuổi 3
|
1,10-1,50
|
0,50-0,60
|
Tuổi 4/trưởng thành mới vũ hoá
|
1,10-2,60
|
0,50-1,40
|
|
|
|
|
- Rệp trưởng thành:
Con cái có dạng hình trứng, màu hồng, bao
phủ bởi lớp sáp bột màu trắng; mắt hơi lồi; chân rất phát triển và kích thước
như nhau.
Phân chia các phần của cơ thể rất rõ ràng.
Các đốt của cơ thể mang các sợi tơ sáp trắng rất ngắn ở phần bên và đuôi ở
dạng phồng lên, làm cho cơ thể rệp nhìn như có gai bên (nhìn từ bên ngoài).
Râu đầu thường có 9 đốt, đôi khi có 7 hoặc 8 đốt.
3. Triệu chứng và tác hại
Rệp sáp bột hồng tấn công điểm sinh trưởng của cây sắn, gây
hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn trở nên lùn. Bị
nhiễm với mật độ cao, cây sắn có thể bị rụng toàn bộ lá làm giảm năng suất củ
sắn tới 80-84%.
4. Ký chủ của rệp sáp bột hồng
Ngoài sắn, Rệp sáp bột hồng còn được phát
hiện thấy gây hại trên cây cao su và một số cây trồng khác như bảng dưới đây.
Tên khoa học
|
Tên tiếng Việt
|
Ký chủ
|
Manihot esculenta
|
Cây Sắn
|
Ký chủ chính
|
Boerhavia diffusa
|
Cây Nam sâm
|
Ký chủ hoang dại
|
Cyperus
|
Cói lác
|
-nt-
|
Euphorbia pulcherrima
|
Cây trạng nguyên
|
-nt-
|
Manihot glaziovii
|
Cây cao su ceara
|
-nt-
|
Sida acuta
|
Cây bái chổi/bái nhọn
|
-nt-
|
5. Cơ chế lan truyền
- Rệp sáp bột hồng tồn tại trên tất cả các
bộ phận của cây sắn (gốc, thân, lá, điểm sinh trưởng).
- Rệp mới nở dễ dàng bị cuốn theo gió.
- Rệp sáp bột hồng lây lan qua hom giống,
phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật,
người, công cụ, và phương tiện vận chuyển…
IV. Các bước tiến hành tiêu hủy
Khi phát hiện thấy có rệp sáp bột phấn hồng
gây hại cần:
- Khoanh vùng những diện tích có cây sắn bị
nhiễm Rệp sáp bột hồng.
- Thu gom cây bị rệp sáp hồng gây hại.
+ Đối với những diện tích sắn ở giai đoạn
cho thu hoạch, tiến hành thu hoạch ngay, đồng thời thu gom toàn bộ tàn dư cây
sắn, cây trồng khác, cỏ dại, chất thành đống để tiêu hủy tại chỗ ngay sau khi
thu hoạch sắn.
+ Đối với những diện
tích sắn chưa đến giai đoạn cho thu hoạch hoặc mới trồng, tiến hành cày lật
đất, và thu gom toàn bộ tàn dư cây sắn, cây trồng khác, cỏ dại, chất thành
đống để tiêu hủy ngay tại chỗ.
+ Diện tích sắn cần
tiêu hủy bao gồm diện tích bị nhiễm Rệp sáp bột hồng và khu vực giáp ranh
trong vòng ít nhất 30m kể từ diện tích bị nhiễm.
Áp dụng biện pháp
sau để tiêu hủy:
+ Tưới dầu đều hoặc
chất liệu dễ cháy khác lên thực vật cần tiêu hủy đã được chất đống và tiến
hành đốt.
+ Rải một lớp thực
vật khô, tiếp đến một lớp thực vật cần tiêu hủy, có thể tiến hành rải vài lớp
xen kẽ nhau như trên rồi tiến hành đốt
- Phun thuốc trừ rệp
(theo phụ lục hướng dẫn của Cục BVTV như: hoạt chất Thiamethoxam(Actara
25WG,…); hoạt chất Imidacloprid (Midan 10WP, Confidor 700WP,…); hoạt chất Dinotefuran; hoạt chất Nitenpyram ) cho toàn bộ diện tích sắn
đã tiêu hủy để diệt Rệp sáp bột hồng trên mặt đất.
- Kiểm tra lại
những diện tích đã tiêu hủy để kịp thời có biện pháp xử lý triệt để.
Chú ý:
- Khi tiến hành các
biện pháp tiêu hủy cần tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu về an toàn lao động,
an toàn khi sử dụng thuốc, an toàn môi trường và phòng chống cháy rừng.
- Không trồng sắn và
những cây ký chủ khác của Rệp sáp hồng trên những diện tích bị tiêu hủy tối
thiểu là một tháng để tránh nguy cơ tái nhiễm của Rệp sáp bột hồng.
- Không sử dụng sắn
ở vùng bị nhiễm Rệp sáp bột hồng làm hom giống.
|