* Tiêu chí số 12: về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
- Từ nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn, địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức được 16 lớp đào tạo nghề cho 413 lao động, gồm: 10 lớp đào tạo nghề sản xuất nông nghiệp cho 266 lao động và 06 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 147 lao động ( trong đó: có 1 lớp “ Thú y gia đình” và 01 lớp “ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Thanh long” mới khai giảng trong tháng 8/2014, với 60 học viên tham gia ). Đến nay, đã có 269 lao động được đào tạo nghề đã có việc làm thường xuyên và có thu nhập ổn định, chiếm tỷ lệ 78% số lao động được đào tạo nghề.
Đến nay, qua điều tra, thống kê toàn xã có 3.595 người trong độ tuổi lao động ( tính từ 15 đến 60 nam, từ 15 đến 55 nữ ), chiếm 65,4% tổng số nhân khẩu toàn xã. Trong đó: lao động trong độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi là 196 lao động, lao động trong độ tuổi từ 18 đến 55 nữ và đến 60 nam là 3.399 lao động. Bao gồm:
- HSSV là 521 người, chiếm tỷ lệ 14,5% trong tổng số lao động.
- Lao động làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp là 1.993 người, chiếm tỷ lệ 55,4% trong tổng số lao động.
- Lao động làm nghề nông- lâm- ngư nghiệp là 846 người, chiếm tỷ lệ 23,5% trong tổng số lao động.
- Lao động là nội trợ- người khuyết tật không có khả năng lao động là 235 người, chiếm tỷ lệ 23,5% trong tổng số lao động.
Như vậy, số người trong độ tuổi lao động toàn xã hiện đang làm việc thực tế trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp khác là 2.839 người. Trong đó:
- Lao động có việc làm thường xuyên từ 8 tháng trở lên/ năm là 2.660 người, chiếm tỷ lệ 93,69% ( bao gồm cả 587 lao động đang làm việc ngoài địa phương );
- Lao động có việc làm dưới 8 tháng/ năm là 178 người, chiếm tỷ lệ 6,2%;
Đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên theo Quyết định sửa đổi số: 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ ( có danh sách điều tra, thống kê lao động cụ thể kèm theo ).