* Tiêu chí 13: về hình thức sản xuất ( đã được tỉnh thẩm định công nhận ).
Ngay từ đầu, địa phương đã xác định đây là tiêu chí khó thực hiện do nông dân lâu nay đã quen với lối canh tác, sản xuất cá thể. Do đó, để xây dựng và phát triển các mô hình tổ hợp tác sản xuất làm cơ sở cho việc hình thành Hợp tác xã trong tương lai. Lảnh đạo địa phương đã chỉ đạo cho cán bộ nông nghiệp phối hợp với BCH Hội nông dân tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung thông qua các mô hình Tổ hợp tác. Nhờ có sự phối hợp tích cực và sự hổ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của BCH Hội Nông dân tỉnh và sự tham gia hưởng ứng của nông dân nên đến nay địa phương thành lập được 03 Tổ hợp tác sản xuất và 01 Hợp tác xã. Cụ thể gồm:
- Tổ hợp tác sản xuất trồng rau sạch và “ Cà tím xuất khẩu”, năm 2011 có 19 hộ tham gia với tổng diện tích là 24 ha ( năm 2013 là 10 ha, tăng 05 ha so với năm 2011 ). Hiện nay, tổ hợp tác vẫn tiếp tục đạt hiệu quả cao về kinh tế.
- Tổ “ Sản xuất, dịch vụ cao su” gồm 40 thành viên tham gia với tổng diện tích Cao su là 90,5 ha. Các thành viên tổ hợp tác đã bầu ra Tổ quản lý, điều hành gồm 07 thành viên và đã được UBND xã ra Quyết định công nhận.
- Tổ “ Sản xuất, dịch vụ Thanh long” với 59 thành viên tham gia với tổng diện tích trên 20 ha. Các thành viên tổ hợp tác đã bầu tổ quản lý, điều hành gồm 09 thành viên và đã được UBND xã ra Quyết định công nhận.
- Trên cơ sở của Tổ “ Sản xuất, dịch vụ Thanh long”, trong năm 2014, Hội Nông dân xã đã tổ chức thành công Đại hội xã viên, thành lập “ Hợp tác xã Dịch vụ Hương Thịnh”, bước đầu có 30 xã viên tham gia với vốn hoạt động đầu tư cho sản xuất là 560 triệu đồng.
Qua hơn 04 năm thực hiện các mô hình sản xuất, các đơn vị doanh nghiệp và Hội Nông dân tỉnh đã hổ trợ, đầu tư vốn, giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ….. với tổng nguồn vốn khoảng 2.898 triệu đồng, theo hình thức trã chậm cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã.
Ngoài ra, từ các nguồn vốn khác đã đầu tư 03 dự án sản xuất cho 30 hộ nông dân tham gia gồm: nuôi nhông trên cát, trồng Mai vàng, trồng Sâm sâm với tổng vốn đầu tư là 150 triệu đồng.
Đồng thời, trong 4 năm qua địa phương đã phối hợp với các ngành liên quan và các doanh nghiệp tổ chức 71 lớp tập huấn chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt cho 2.386 lượt nông dân tham gia với tổng kinh phí khoảng trên 100 triệu đồng, trong đó kinh phí của các doanh nghiệp là 58 triệu đồng, còn lại là từ các nguồn vốn lồng ghép khác.