TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421258
  TÀI LIỆU KHCN

  Phục hồi ,chống suy cây hồ tiêu sau thu hoạch
08/05/2015

Thời điểm sau thu hoạch là một mùa khô thật khắc nghiệt . Với những vườn tiêu sung ít trái, lá lúc nào cũng mướt rượt; thường thì nỗi lo năm sau cuả người trồng tiêu sợ chỉ có lá và lá chứ có ít ai quan tâm tới nỗi lo sau thu hoạch cây bị vàng lá, rụng lóng tháo khớp, cây suy không thể hồi phục hay bón phân gì ? Bón phân như thế nào để cây không ra hoa ngay sau khi bón phân chống suy cây đó là vấn đề nan giải.

    Nhiều vườn bón phân chống suy cây sau thu hoạch thì nó ra bông, nguyên nhân chính là do trong quá trình cây mang trái vào giai đoạn đầu mùa khô hoặc sau khi thu hoạch cây không được tưới nước giữ ẩm . Điều kiện khô hạn , cây sẽ tự sản sinh acid abscisic trong cây ( tự phân hóa mầm hoa) lúc này chúng ta bón phân vào cây sẽ ra bông là điều chắc chắn. Do đó để bón phân chống suy cây sau thu hoạch để cây không ra hoa theo ý muốn điều kiện tiên quyết là phải giữ ẩm liên tục từ trước và sau khi thu hoạch. Chỉ cần một lượng nước nhỏ sẽ giúp cây không kiệt sức mà bón phân cây sẽ không ra hoa hoặc có ra thì ở mức độ không đáng kể. Đối với cây suy đừng nên vội nghĩ tới năng suất. Mùa này ta không ăn  thì mùa sau ta ăn gấp đôi.

Thường thì một số hộ, bà con ngắt nước ngay sau khi thu hoạch, điều này càng làm cho cây suy kiệt hơn. Tuy năng xuất có cao hơn nhưng sẽ làm cho tuổi thọ của cây ngắn lại, chính vì điều này đã có rất nhiều vườn tiêu thu hoạch được 1 hoặc 2 năm sau thì vườn cây chết hàng loạt. Như chúng ta đã biết, thường thì nấm bệnh thường tấn công và gây bệnh trên những cây yếu. có thể chúng ta  nhìn thấy cây tốt tươi, cành lá xum xuê. Điều này không hẳn là cây khỏe mới cho cành lá như thế mà là do cây không có cơ chế kháng được bệnh thì  gọi là cây yếu.

Bệnh chết nhanh, chết chậm hiện nay đang rất phổ biến ở hầu khắp các khu vực trồng tiêu ở nước ta, việc khuyến cáosử dụng các loại hữu cơ vi sinh trở nên có hiệu quả khi mà bà con quay sang sợ phân bón hóa học, Điều này càng làm thêm trầm trọng khi mà bà con ngại, thậm chí sợ bón phân hóa học vì sợ vườn cây  nhiễm bệnh, cái đáng sợ của thổng tin tuyên truyền khi mà nó không giải thích đúng ý nghĩa cho bà con, làm cho người trông tiêu quay mặt lại với phân hóa học. Cái ngày xưa ta làm sai thì ngày nay ta phải làm sao cho đúng, trước kia bà con bón phân không đúng cách, đúng chủng loại, đúng thời điểm rồi lượng bón cũng thường nhiều hơn cho nên cây mới không cân bằng được nhu cầu dinh dưỡng, cái thì thừa, cái thiếu… cho nên nấm bệnh mới hoành hành. Bà con vẫn phải bón phân hóa học để cây có thể cân bằng dinh dưỡng trong quá trình mang bong mang trái, trước đây ta làm sao thì bây giờ ta nên làm ngược lại , ngày trước bón 0,5 kg thì ngày nay mỗi lần cho ăn bà con chỉ cần bón 1- 2 lạng là được, ngày trước chọn mưa dầm bón thì ngày nay bà con cứ chọn trời nắng mà bón, bón đến đâu tưới ngay đến đó, ngày trước bón trong gốc thì ngày nay bà con cứ bón bên ngoài tán lá, rồi thì ngày trước bón đạm( N) cao thì ngày nay ta chọn phân ít đạm tăng lân, kali… . Những điều trên nhắc nhở cho bà con nên và vẫn phải bón phân hóa học vì nó quyết định năng xuất, phẩm chất cho cây trồng. có điều là phải bón như thế nào , bón loại nào cho phù hợp từng giai đoạn của cây đó mới là điều quan trọng, điều này còn rất nhiều vấn đề để nói vì cây tiêu có rất nhiều quá trình sinh trưởng, ở đây tôi chỉ nói đến vấn đề bón phân phục hồi, chống suy cho cây sau thu hoạch.

Khi chúng ta hái trái đi tức là lấy đi một phần lớn dinh dưỡng của cây, mỗi mắt trái, mắt lá bị hái đi là một vết thương hở điều này dễ dàng làm cho cây bị nhiễm khuẩn ( do mùa thu hoạch là mùa khô, lúc này khí hậu ẩm về ban đêm, làm cho cây dễ dàng bị nhiễm khuẩn), mặt khác cây đào thải dinh dưỡng, nước qua khí khổng vì vậy những cành tay bị hái trái đi thậm chí không còn lá thì không còn cơ chế quang hợp ở cành đó nên sau khi thu hoạch các vấn đề này cộng hưởng làm cho cây có hiện tượng rụng đốt, cây trở nên trơ trọi , suy nhược. vấn đề này thường xẩy ra nhiều trên cây trong quá trình mang trái bị rụng lá, chế độ phân bón không phù hợp.

Để khắc phục hiện tượng này, sau khi hái xong bên trên tán lá ta tiến hành phun rửa vườn bằng các loại thuốc sau: cooc 85 hoặc yomi star 52wp có thể kết hợp cả hai loại thuốc trên hiệu lực càng cao. Phun nhắc lại sau 15 ngày bằng siêu kalibo + vi lượng tổng hợp.Bên dưới tán lá ta tiến hành tưới nước, kết hợp bón phân phục hồi cây bằng các loại phân cao cấp như Vina4, Diamon hay Amino acid đều tốt. mỗi canh 5 lit tưới cho 250 – 300 cây là tốt nhất. bà con nào không sợ phân hóa học thì bón theo công thức sau; 25kg UREA + 25 kg kali + 25kg đồng PFC + 25 kg kẽm PFC + 25 KG Bo Pfc , tất cả trộn chung bón và tưới tan cho khoảng 500 cây ( trung bình mỗi cây 250gram)., Ở các lần tưới sau  bón thêm cho mỗi cây khoảng 0,5 – 1kg lân nung chảy Văn Điển.

Duy trì tưới nước thường xuyên, định kỳ cho cây . với cách làm như vậy cây sẽ không bị suy, năng suất ổn định.

Ngưng tưới nước khi bắt đầu vào giai đoạn ngắt nước làm bông.

Chúc bà con gặp nhiều bội thu!

 * Bài viết mang tính tham khảo,tùy từng vùng miền áp dụng cho phù hợp.

 

 

 

Bảo Châu (Sưu tầm)
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu