TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420948
  TÀI LIỆU KHCN

  BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CHẾT CHẬM HỒ TIÊU
08/05/2015

Thời gian gần đây, giá hồ tiêu ở VN tăng cao khiến nông dân  mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và hạn chế về quy trình chăm sóc khiến dịch hại trên cây tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

          Đặc biệt là bệnh chết chậm ngày càng phổ biến và đang trở thành mối đe dọa trực tiếp đến nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân. Đáng báo động, để phòng trừ và ngăn ngừa dịch bệnh này, rất nhiều nông dân đã tự ý sử dụng đủ loại thuốc BVTV hóa học, dẫn đến làm suy thoái đất trồng, ô nhiễm đất và nước, nhưng hiệu quả quản lý dịch hại và kinh tế không cao.

I Một số tác nhân và  nguyên nhân gây hại:

          Do nấm Fusarium sp., nhưng trong nhiều trường hợp là sự kết hợp với các nấm khác như Lasiodiplodia, Pythium, Rhizoctonia cũng làm thối gốc gây hiện tượng chết chậm cây tiêu. Nấm tồn tại hàng năm ở trong đất, phát sinh phát triển trong đất bón ít phân hữu cơ, đất chua.

 Do giống: có thể do bà con lây giống ở những vườn bị bệnh, hoặc  lấy giống ở những vườn mới bón phân ( dư lượng chất dinh dưỡng trong hom còn nhiều ) làm cho cây không đủ sức chống chịu với nấm bệnh.

Do Vườn tiêu bị ngập úng sau mỗi đợt mưa, hoặc do nước từ ngoài tràn vào mang theo mầm bệnh vào vườn tiêu.Vì hệ thống thoát nước của vươn tiêu không tốt. Hoặc do lối canh tác của chúng ta chưa đúng kỹ thuật.

Một nguyên nhân quan trọng khác nữa đó là Tuyến trùng đất gây hại: Khi trong vườn Hồ Tiêu xuất hiện tuyến trùng, chúng thâm nhập vào rễ của cây, gây hại, tạo ra vết thương cho bộ rễ. Đây là cơ hội cho các loại nấm tấn công như: phytopthora sp., fusarium sp., pythium sp.,… dần dần làm cho rễ bị thối. Cây sẽ chậm sinh trưởng, lá nhạt màu hoặc chuyển sang vàng, rụng từ gốc đến ngọn, các đốt cũng rụng dần và chết hoàn toàn.

           Tuyến trùng gây u bướu, gây sát thương làm cho bộ rễ bị tổn thương nghiêm trọng. Tác hại làm cho rễ phát triển yếu, khó hút được dinh dưỡng, chất khoáng và nước. Mặt khác, khi bộ rễ bị tổn thương sẽ dễ bị nấm tấn công và gây hại làm cho cây suy kiệt từ từ, ngừng sinh trưởng và chết

Tuyến trùng tiêu

II Triệu chứng gây hại của bệnh chết chậm Hồ Tiêu. 

            Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, chứ không rụng và héo từ đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô.

 

 

Hình ảnh bó mạch của thân cây hóa nâu

        

Thời gian từ khi có biểu hiện bị bệnh đến khi chết có thể kéo dài cả năm. Bệnh làm chết cả khóm hoặc chỉ chết 1-2 dây.

  

Hình ảnh tiêu cùi tháo đốt

III Biện pháp Phòng trừ của bệnh chết chậm Hồ Tiêu.

           1. Chọn giống: Trồng mới Hồ Tiêu cần chọn giống không bị nhiễm bệnh và các giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng như giống tiêu vĩnh linh,Ấn độ, Tiêu sẻ,… Thực hiện tốt công tác BVTV, không lấy giống tiêu từ vườn bị tuyến trùng, xử lý giống trước khi trồng bằng thuốc Pseudomonas phòng bị nhiễm nấm với nồng độ 10% (10g/lít nước) trong 20 phút.

          2. Thực hiện tốt các biện pháp canh tác: 

              Chọn đất thoát nước tốt, đất có mực nước ngầm sâu trên 1m, đất có hàm lượng đất sét thấp (đất cát pha, đất thịt nhẹ…); làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật. Rải khoảng 500kg/ha vôi bột khi làm đất + vifusuper 5g (Nokap 10Gr, vibasu 10g) bón mổi gốc 50g để phòng tuyến trùng, rệp sáp, mọt, mối……,

             Thường xuyên cắt tỉa những cành vô hiệu, cành lươn, cành sát mặt đất để tạo độ thông thoáng cho vườn cây. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tàn dư cây bệnh đi tiêu hủy để tránh lây lan, trồng cây họ đậu giữa hang tiêu, không trồng xen cây họ cà, bí đỏ. Thiết kế rãnh thoát nước trong các hang tiêu, xung quanh vườn Hồ tiêu, phá bỏ các bờ ngăn nhằm giúp thoát nước trong mùa mưa, tránh để ứ đọng nước trong bồn.

 

Hệ thống mương rảnh thoát nước

Bón phân đầy đủ, cân đối, tăng cường phân hữu cơ hoai mục trộn với chế  phẩm sinh học Trichoderma, không bón urê quá nhiều. Điều tiết vườn Tiêu đảm bảo độ ẩm thích hợp, trồng cây che bóng hợp lý giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

       3. Dùng thuốc BVTV để phòng trị:

             Khi phát hiện vườn Hồ tiêu bị tuyến trùng, chết chậm cần phải phòng trị sớm, kịp thời. Có thể sử dụng kết hợp một số loại thuốc như: Amitage 200EC, sapro 500EC,Siêugon 530EC, Voimamut  kết hợp với vosong xanh 800WP, landcruiser 800WP, Fortuner, Karoke,matalaxyl, kết hợp NAA…….( chất kích thích ra rể mạnh)để đổ gốc kết hợp với phun trên landcruiser , karoke ,Fortuner, agrifos 400, nano chitosant…….,cộng với  phân bón lá, làm liên tục 2 đến 3lần , bà con nên phòng ngừa tuyến trùng, chết chậm một năm khoảng 3 đến 4 lần

             Để phát triển vườn Hồ Tiêu theo hướng bền vững, hạn chế tác hại do tuyến trùng và bệnh vàng lá chết chậm gây ra, cần áp dụng biện pháp phòng trị tổng hợp mới mang lại hiệu quả cao

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu