1. Đất trồng tiêu:
Đất giàu mùn, có
tầng canh tác dày trên 75cm, tốt nhất trên 1m dễ thoát nước, có độ dốc dưới 25
độ, không bị úng ngập.
·
Đất dốc thoai thoải,
thoát nước tốt phù hợp để trồng tiêu hơn đất bằng phẳng.
·
Đất khi trồng tiêu bà
con cần xử lý nhất là đối với những diện tích trước đó đã trồng tiêu, cà phê,
cao su .v.v… Cần phải áp dụng các biện pháp khai hoang cày bừa, rà rễ và
đốt, gieo trồng cây phân xanh họ đậu từ 2- 3 vụ để cải tạo đất, xử lý đất để
diệt trừ nấm bệnh trước khi trồng tiêu.
Lưu ý: nếu
mới lập vườn sau khi khai hoang phải được cày bừa, nhặt sạch rễ cây, rải
vôi bột khi bừa với liều lượng 2 – 3 tấn / ha. Khuyến cáo bà con nên trồng tiêu
trên trụ sống : các loại trụ như lồng mức, keo dậu, xoan. muồng đen, mít, núc
nác …
2. Mật độ trồng
Trồng với khoảng cách
2.5m x 2.5m, mật độ 1.600 trụ/ha. Nếu trụ sống là cây muồng đen hay mít trồng
với khoảng cách 3 x 3m, mật độ 1100 trụ/ha
·
Cây trụ sống từ hạt
thường được trồng trước khi trồng tiêu 1-2 năm.
·
Cây trụ sống được
trồng cùng năm với cây tiêu: cần trồng cây trụ tạm để cho tiêu leo bám trong
những năm đầu
·
Trồng tiêu trên trụ
sống kết hợp trụ chết : trồng 1- 2 hàng trụ sống xen kẽ 1- 2 hàng trụ chết,
trồng với khoảng cách 2.5 x 2.5 m, mật độ 1600 trụ /ha.
lưu ý:
không nên trồng tiêu với mật độ dày hơn 2.000 trụ/ha.
3. Giống tiêu sử
dụng
Trong vướn tiêu quy mô
tương đối lớn hơn 1 ha trở lên nên sử dụng từ 2-3 giống tiêu, mỗi
giống trồng riêng một khu vực để tiện chăm sóc, thu hoạch. Các giống có
triển vọng hiện nay trong sản xuất là :giống Vĩnh Linh, Trung Lộc Ninh.
4. Kỹ thuật trồng
tiêu:
·
Đào hố có kích thước
60 x 60 x 60cm đặt bầu tiêu hay dây tiêu cách cây trụ sống từ 40-50cm.
·
Bón lót 10 kg phân hữu
cơ hai + 0.3 kg phân lân nung chảy hoạc super lân + 0.3kg vôi cho 1 hố.
Trộn các loại phân lót trên với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.
·
Xử lý hố : bằng một
trong các loại thuốc như Confidor 100SL 0.1%-0.5 lít/ hố hoạc Marshal 5 G, 20 –
30 g /hố hoặc Basudin 10H, 20 – 30g/ hố. Việc trộn phân lấp hố và xử lý hố được
thực hiện trước khi trồng tiêu ít nhất 15 ngày.
·
Khi trồng móc lại hố
để trồng, trồng tiêu ngang mặt đất, không trồng âm.
·
Sau 7-10 ngày trồng
tiêu bằng bầu, 2-3 ngày trồng tiêu bằng hom thân nếu trời không mưa phải tưới
nước cho dây tiêu.
·
Làm túp che nắng và
chắn gió: do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có tác dụng che bóng cần làm che nắng
cho cây tiêu. Túp che nắng làm bằng lá dừa hoặc các vật liêu che nắng khác ở
các địa phương như lưới.
5. Phòng trừ sâu bệnh
:
Cây tiêu rất mẫn cảm,
dễ nhiễm bệnh, bà con cần áp dụng các nguyên tắc phòng trừ tổng hợp, phòng bệnh
là chính:
·
Không trồng lại tiêu
trên các vườn cà phê, tiêu đã bị nhổ bỏ do tuyến trùng mà chưa chịu qua thời
gian luân canh.
·
Không sủ dụng đất đã
trồng tiêu để làm vườn ươm.
·
Vệ sinh đồng ruộng,
cày phơi đất trong mùa khô trước khi trồng mới.
·
Thường xuyên sủ dụng
phân hữu cơ và bón phân vô cơ cân đối.
·
Thường xuyên sử dụng
các chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng : Trichoderma spp.
·
Hạn chế xới xáo và
tưới tràn trong vườn tiêu.
Nhổ và đốt các cây bị
bệnh nặng, không trồng lại ngay.
Thường xuyên theo dõi và
kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh và xử lý sớm.
Khi các dấu hiệu bệnh đã xuật
hiện, đào bỏ các cây bệnh nặng. Đối với những cây tiêu bị bệnh nhẹ có thể sử
dụng thuốc trừ nấm Ridomil Gold nồng độ 0.3%, 2 – 4 lít dung dịch/ gốc, kết hợp
với một trong các loại thuốc trừ tuyến trùng như : Marshal 200SC, nồng độ 0.3%,
tưới 2-4 lít dung dịch/ gốc, hoạc Marshal 5 G , rải 30 – 40g/ gốc, Nokaph 10G,
rải 30- 40 g/ gốc, và số lần xử lý 2-4 lần vào mùa mưa, mỗi lần xử lý cách nhau
1 tháng để phòng trừ.