Giống nhãn xuồng cơm
vàng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận và cho phép đưa
vào sản xuất theo quyết định số: 2767 MM-KHCN/QĐ ngày 29 tháng 10 nm 1997 sau
khi đạt giải nhất trong hội thi cấy nhân giống tốt tổ chức tại Trung tâm Giống
cây ăn quả Long Định (ngày 13 tháng 8 năm 1997).
Đặc
điểm giống.
- Biện pháp nhân giống: Ghép.
- Năng suất trung bình 100-170
kg/cây/năm (cây 10 - 15 năm tuổi).
- Khả năng sinh trưởng: Khá.
- Thời gian từ khi ra hoa đến
khi thu hoạch: 4 tháng 15 ngày.
- Tập tính ra hoa: Tự nhiên.
- Khả năng đậu quả: Khá.
- Hình dạng quả: Hình xuồng vai
cao hơn cuống.
- Màu sắc vỏ quả khi chín: Vàng
da bò.
- Trọng lượng trung bình:
20-25g.
- Màu sắc thịt quả: Trắng đục
hơi hanh vàng.
- Cấu trúc thịt: Ráo dòn.
- Tỷ lệ % trung bình: 60-72%.
- Mùi vị: Ngọt khô.
Kỹ thuật canh tác:
1. Khoảng cách: 5mx5m hoặc
6mx6m.
2. Phân bón:
- Đối với cây 1- 3 năm tuổi:
Lượng phân bón mỗi năm cho một
cây là:
+ 100 - 300g N tương đương
với 200 - 600g Urê.
+ 50 - 100P2O5.
+ 300 - 600g Super lân.
+ 100 - 200g K2O5.
+ 150 - 300g KCL.
Chia
đều và bón 2-3 lần năm.
- Cây trên 3 năm tuổi.
Số lượng phân bón hàng năm
tăng đều cho mỗi gốc. Có thể bón từ 400 - 500g N; 150 - 200g P2O5; 400 - 500g K2O. Lượng phân này có thể chia làm 3 lần
như sau:
+ Trước khi cây nhãn ra bông:
1/3N và 1/2 K2O5.
+ Khi quả lớn khoảng 1cm: 1/3 N
và 1/2 K2O5.
+ Sau khi thu hoạch: 1/3 N và toàn bộ P2O5.
Hàng
năm cần cung cấp thêm 10-20 kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc.
Sâu bệnh:
Các loại sâu bệnh thường gặp:
Bệnh phấn trắng, thối nâu trái, đốm bồ hóng, khô cháy hoa....
Có thể dùng các loại thuốc:
Benomyl, Ridomil, Kumulus... Để phòng trị sớm.
Các loại sâu hại: sâu đục trái,
sâu gân lá, rệp sáp, bọ xít.
Có thể
dùng các loại thuốc như Pyrinex, Confidor, Sumicidin để phòng trị.