TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421204
  TÀI LIỆU KHCN

  Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu
18/08/2015

Vấn đề thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu là điều không còn xa lạ với những nhà nông giàu kinh nghiệm đã trồng tiêu lâu năm. Nhưng với nhiều nông dân mới bắt đầu thì đây là những hiểu biết hết sức cần thiết. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp một số thông tin để góp phần nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm về một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu, nhằm giúp bà con phát hiện sớm và có biện pháp bổ sung dinh dưỡng kịp thời, tăng hiệu quả trong canh tác loại cây này.

Thiếu đạm

Biểu hiện của việc thiếu đạm trên cây hồ tiêu thấy rõ nhất khi cây sinh trưởng chậm lại, ít ra cành hơn, chồi, lá chuyển màu xanh nhạt hay vàng. Hiện tượng vàng lá thường xuất hiện bắt đầu từ dưới gốc lên, khi các lá ở dưới thấp đã vàng nhạt thì lá ở tầng phía trên vẫn còn giữ được màu xanh tương đối. Khi cây bị thiếu đạm quá mức thì toàn bộ lá tiêu chuyển dần sang màu vàng nhạt rồi tới màu vàng đậm và đầu ngọn lá bị khô. Khi lá rụng nhiều thì cây đang thiếu đạm nghiêm trọng.

Tuy cây tiêu rất cần đạm, nhưng nếu bón đạm quá nhiều, thì cây sẽ ra nhiều lá mà ít ra hoa đậu quả, dễ bị lốp giảm khả năng chống đỡ với sâu bệnh, thời tiết thời tiết thay đổi thất thường. Dư đạm cũng làm kéo dài thời gian chín quả của tiêu, dẫn đến không thu hoạch tập trung, tốn thêm nhân công và làm giảm chất lượng quả.

Thiếu lân

Biểu hiện cây hồ tiêu thiếu lân rõ ràng, hiếm khi xuất hiện và rất khó nhận biết trên các vườn hồ tiêu. Trường hợp thiếu lân nghiêm trọng thể hiện ở sự sinh trưởng chậm còi cọc của cây. Điều này không rõ lắm ở đỉnh sinh trưởng các dây thân, nhưng các cành ngang bị ảnh hưởng nặng nề hơn và cây rất ít ra cành ngang thứ cấp. Phiến lá của các lá ở cây trưởng thành trở nên xanh xám đục, chuyển sang màu đồng, dày cứng và thỉnh thoảng có các đốm chết ở đầu lá, sau đó lá bị rụng.

Thiếu kali

Biểu hiện triệu chứng thiếu kali có thể nhận biết được ở lá của cây trưởng thành. Mép đầu ở lá chuyển vàng và xuất hiện các đốm chết hoại màu xám, giòn. Vết hoại chết thường có hình chữ V ở mép đầu của lá. Đây là hiện tượng “cháy đầu ngọn ở lá”

Thiếu trung vi lượng

Ngoài các nguyên tố đạm, lân và kali ở trên, cây hồ tiêu cũng cần một số các nguyên tố trung vi lượng khác như canxi, magie, lưu huỳnh, kẽm, bo…

·         Canxi  

Canxi ảnh hưởng tốt tới môi trường đất trồng, giảm độ chua của đất, tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật có ích trong đất. Canxi có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của đọt cây và rễ cây, sự cấu tạo của hoa và lưu chuyển chất khô từ thân lá qua trái tiêu.

Hiện tượng thiếu canxi biểu hiện ở trên các lá đã thành thục, phần phía dưới trụ tiêu thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn phần tán phía trên cao. Trên lá xuất hiện các vệt úa vàng từ một bên hay cả hai bên phiến lá gần phía cuống lá hoặc ở đoạn giữa lá. Vệt úa vàng này đi dần vào phía trong gân chính, tiếp theo sau đó là sự hoại tử. Các vết hoại tử rất nhỏ có thể xuất hiện rải rác giữa các gân lá, ở mặt trên hoặc mặt dưới lá. Lá rụng rước khi các vết hoại tử này phát triển mạnh. Ở một số trường hợp có thể gây cho tiêu bị rụng lóng tháo khớp.

·        Ma giê
Đây cũng là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây tiêu. Hiện tượng thiếu magiê xuất hiện trước tiên trên các lá già và phát triển dần lên các lá non hơn. Hồ tiêu thiếu magiê, phiến lá trở nên úa vàng trong khi gân chính vẫn xanh, vệt vàng thường xuất hiện từ trung tâm của một nửa đầu phiến lá rồi lan dần ra mép lá và phía cuống lá, vùng phiến lá gần cuống lá thường vẫn giữ được màu xanh. Trường hợp thiếu magie nặng thì lá rụng đồng loạt, trên cây còn các cành  trơ trụi và một ít lá non hơn không bị ảnh hưởng.

·         Lưu huỳnh 

Đây là yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Đến nay lưu huỳnh được xem là yếu tố dinh dưỡng quan trọng thứ tư sau N,P,K. Thiếu lưu huỳnh làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein, gây ra giảm diệp lục, làm các lá non có màu trắng, thiếu lưu huỳnh làm chậm hoặc ngăn cản sự ra hoa và dẫn đến làm giảm năng suất cây trồng.


Thiếu bo

Trong số các chất vi lượng thì kẽm, Molipden, Bolà các chất quan trọng nhất đối với cây tiêu. Hiện tượng thiếu các chất vi lượng này rất khó phát hiện trên cây tiêu, tuy vậy việc bón bổ sung chất vi lượng hoặc phun vi lượng qua lá đều làm tăng năng suất và sản lượng của hồ tiêu.

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu