TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 421168
  TÀI LIỆU KHCN

  Phòng trừ bệnh sương mai hại cây họ bầu bí
11/11/2016

Đặc điểm thời tiết xung quanh tiết Sương Giáng, đêm và sáng se lạnh nhiệt độ 20 – 23 độ C, xuất hiện sương mù, hiện tượng sương mù tan dần khi có nắng mặt trời, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao, chênh lệch khoảng 10 độ C, điều kiện thời tiết trên thuận lợi cho một số nấm bệnh phát sinh gây hại cây trồng trong đó có bệnh sương mai (mốc sương) hại cây họ bầu bí.

Nếu không phòng trừ kịp thời bệnh làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất và chất lượng, thậm chí không cho thu hoạch. Sau đây xin giới thiệu cách nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh sương mai trên cây bầu, bí các loại, khổ qua, dưa chuột, dưa hấu, dưa lê:

1. Nhận biết bệnh

Bệnh sương mai hại cây họ bầu bí do nấm gây ra. Bệnh hại các bộ phận lá, thân, quả nhưng hại lá là chủ yếu. Trên lá, bệnh thường phát triển từ mặt dưới của lá. Phía trên lá có những chấm nhỏ màu vàng, sau lan rộng có màu nâu, dọc theo gân lá vết bệnh hình đa giác hoặc bất định. Mặt dưới lá, chỗ vết bệnh có lớp phấn mịn màu trắng xám. Bệnh nặng, lá bị biến dạng, lá bị khô, rách, dễ gãy, lá uốn cong lên, lá rụng sớm, cây phát triển kém.

2. Biện pháp phòng trừ

- Chọn chân ruộng cao, thuận lợi tưới tiêu. Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi khi cày bừa ngả ruộng trước khi trồng, không trồng liên tục nhiều vụ cây cùng họ trên một ruộng.

- Trồng cây khỏe, mật độ hợp lý.

- Thường xuyên tỉa nhánh, bấm ngọn, tỉa các lá già, lá che khuất, lá bị bệnh không còn khả năng quang hợp và tiêu hủy tạo độ thông thoáng và giảm sự lan truyền nấm bệnh.

- Điều tiết nước hợp lý: thực hiện tưới rãnh chủ yếu, nếu tưới nước mặt luống không nên tưới vào buổi chiều tối, không để nước đọng trong rãnh khi gặp mưa to, mưa kéo dài, sương mù nhiều, ẩm độ không khí cao.

- Tăng cường sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, bón cân đối đạm, lân, kali. Khi thời tiết ẩm độ không khí cao, cây bị bệnh, không phun phân bón lá có chứa đạm và chất kích thích sinh trưởng.

- Phun phòng định kỳ 7 – 10 ngày bằng một trong các thuốc sau: Daconil 500SC, 75WP, Ridomil Gold 68WG v.v… Khi cây bị bệnh nên kết hợp Kasumin 2L với Cabrio Top 600WDG, hoặc Kasumin 2L kết hợp với Polyram 80DF, sau 4 – 5 ngày phun nhắc lại lần 2.

 

khuyennongvn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu