Để cho cây na sinh
trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, ngoài chế độ chăm sóc (tưới nước,
bón phân…) thì công tác phòng trừ sâu bệnh hại na có tính chất quyết định.
Triệu chứng của bệnh thối khô quả na
Cây na là loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và được trồng
tại nhiều vùng miền trong cả nước, chủ yếu tại các tỉnh trung du và miền núi.
Cây na có nhiều giống khác nhau, nhưng được người trồng và người tiêu dùng phân
làm 2 loại chủ yếu là na dai và na bở.
Để cho cây na sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao,
ngoài chế độ chăm sóc (tưới nước, bón phân…) thì công tác phòng trừ sâu bệnh
hại na có tính chất quyết định. Một trong những loài sâu bệnh hại quyết định
tới năng suất của cây na là bệnh thối khô quả (trong nhân dân còn gọi là quả na
điếc).
Triệu chứng của bệnh
Bệnh thối khô quả na do một loài nấm gây lên. Bệnh gây hại trên
nhiều bộ phận của cây như lá, cành, hoa và quả. Trên cành (chủ yếu là cành nhỏ,
cành tăm), nấm bệnh làm cho cành bị chết khô (trong nhân dân còn gọi là bệnh
khô cành hay bệnh chết ngược). Trên lá na, khi bị nhiễm bệnh, thường xuất hiện
các đốm mầu đen, xung quanh có viền mầu vàng. Các vết bệnh đan xen nhau làm cho
lá biến vàng và bị rụng sớm. Những nụ và hoa bị nhiễm bệnh thường bị chết khô
và biến mầu thâm đen.
Đặc biệt khi bệnh gây hại trên quả làm cho vỏ ngoài của quả bị
nứt vỡ và biến mầu khô đen. Khi quả bị nhiễm bệnh, toàn bộ thịt của quả biến
mầu nâu đen và bị hóa bần. Những quả na bị chết khô vẫn còn treo trên cành và
rất khó bị rụng. Bệnh chết khô có thể gây hại toàn bộ quả hay chỉ hại một phần
của quả na. Bệnh làm giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng của quả na.
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh gây hại của
bệnh
Bệnh chết khô quả na do một loài nấm có tên khoa
học Lasiodilodia thobromaegây lên. Bệnh gây hại trong suốt quá
trình sinh trưởng của cây na, kể cả giai đoạn khi cây na bước vào giai đoạn
rụng lá mùa đông (thời kỳ này nấm bệnh gây hại các cành nhỏ và cành tăm).
Tại các vườn na trồng dầy và bị khô hạn, nấm bệnh thường phát
sinh gây hại nặng hơn so với các vườn khác. Trong điều kiện thời tiết nắng mưa
xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh gây hại. Vì vậy, bệnh chết
khô quả na thường gây hại nặng trong vụ hè thu từ tháng 6 đến tháng 8 dương
lịch.
Biện pháp phòng trừ
Nên trồng na với mật độ phù hợp với từng giống và chân đất,
không nên trồng dầy sẽ làm bệnh thối quả thêm trầm trọng.
Sau khi thu hoạch na và khi cây na bước vào thời kỳ rụng lá vào
mùa đông, người làm vườn nên cắt cành, tạo tán để cho na sinh trưởng phù hợp
nhằm thuận lợi cho quá trình thu hoạch và hạn chế các loài sâu bệnh hại.
Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm; ưu tiên bón tăng phân kai
đối với những vườn bị nhiễm bệnh thối khô quả những năm trước.
Khi cây na bước vào giai đoạn ra nụ hoa, cần theo dõi thường
xuyên; khi lá và nụ hoa chớm có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì cần phun thuốc kịp
thời. Sau khi hình thành quả non (quả to bằng đầu đũa) nên phun thuốc để tiếp
tục bảo vệ quả. Nếu bệnh nặng có thể phun kép sau 8 – 10 ngày. Một số loại
thuốc đặc hiệu đối với bệnh chết khô quả na như: Bendazol 50 WP, Carbenzim 500
FL, Carosal 50 SC… nồng độ từ 0,15 – 0,2%. Chú ý phun ướt đều các quả non.