Quy trình lấy mẫu và
quản lý mẫu được thực hiện theo Phụ lục 1 Thông tư số 57/TT-BNNPTNT ngày
07/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
A. Quy trình lấy mẫu và quản lý mẫu
Được thực hiện theo Phụ lục 1 Thông tư số 57/TT-BNNPTNT ngày
07/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
B. Phương pháp kiểm tra
Theo một trong hai cách sau:
1. Cách thứ nhất (áp dụng trong trường hợp cần kết quả kiểm tra nhanh):
Tiến hành phân tích định tính bằng kit thử nhanh hoặc phân tích
bán định lượng bằng ELISA chung cho nhóm Beta-agonist hoặc định tính riêng cho
từng chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine. Giới hạn phát hiện (LOD) của
kit thử nhanh và kit ELISA phải nhỏ hơn 0,2ppb. Nếu kết quả âm tính thì kết
thúc quá trình kiểm tra.
Nếu kết quả dương tính phải tiếp tục phân tích định lượng
bằng phương pháp sắc ký để khẳng định.
* Kiểm tra nhanh Salbutamol (chỉ áp dụng trên nước tiểu lợn)
- Mẫu nước tiểu lợn sử dụng trực tiếp không cần phải pha loãng.
Để mẫu nước tiểu lợn về nhiệt độ phòng trước khi phân tích.
- Quy trình phân tích:
+ Mở lấy test cassette ra ngoài. Nhỏ 120µl (3 giọt) dung dịch
cần phân tích vào vị trí nhỏ mẫu trên test cassette. Lưu ý tránh làm rơi mẫu ra
ngoài.
+ Đợi 5 phút và đọc kết quả. Không đọc khi quá 20 phút.
+ Đọc kết quả âm tính: T line và C line đều có thể nhìn thấy.
Dương Tính: T line không thấy.
Nếu C line không có: Que thử đã bị hỏng.
* Kiểm tra nhanh Clenbuterol và Ractopamine (chỉ áp dụng trên nước tiểu lợn)
- Mẫu nước tiểu lợn sử dụng trực tiếp không cẩn phải pha loãng.
Để mẫu nước tiểu lợn về nhiệt độ phòng trước khi phân tích.
- Quy trình phân tích:
Que thử được bảo quản ở tủ mát nhiệt độ 4°C. Để que thử về nhiệt
độ phòng trước khi phân tích.
+ Bước 1: Mở lấy lượng giếng và que thử cần phân tích ra ngoài.
Nhỏ 200 µl (5giọt) nước tiểu lợn vào giếng và trộn đều.
+ Bước 2: Đặt que thử theo chiều mũi tên hướng xuống giếng.
+ Bước 3: Đọc kết quả sau 10 phút. Kết quả có giá trị trong vòng
5 phút.
2. Cách thứ hai:
Tiến hành ngay việc phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký
đối với các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.
C. Xử lý kết quả phân tích
1. Nếu kết quả âm tính bằng các
phương pháp phân tích trên thì khẳng định mẫu không vi phạm.
2. Kết quả dương tính bằng phân tích định lượng là cơ sở để xử
lý vi phạm và công bố mẫu vi phạm. Căn cứ để khẳng định mẫu dương tính được quy
định theo Phụ lục 2 Thông tư số 57/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
D. Xử lý vi phạm
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành các bước sau:
1. Thông báo kết quả cho tổ chức hoặc cá nhân
có mẫu xét nghiệm dương tính bằng phân tích định lượng với các chất cấm thuộc
nhóm Beta –Agonnist biết.
2. Xử lý các hành vi vi phạm theo các quy định
của pháp luật có liên quan
2.1. Vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn
nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
“Điều 36 của Nghị định 119/2013/NĐ-CP:
2.1.1. Phạt tiền đối với các hành vi vi
phạm sau đây:
a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành
vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;
b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành
vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.
c. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với
hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn
nuôi.
2.1.2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn
nuôi trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
2.1.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc cơ sở chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng
chất cấm đến khi kiểm tra không còn tổn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc
giết mổ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này;
buộc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm.
b. Buộc cơ sở vi phạm phải tiêu hủy toàn bộ chất cấm, thức ăn
chăn nuôi có chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điểu này.”
2.2. Đối với cơ sở giết mổ và cơ sở kinh doanh
sản phẩm gia súc, gia cầm
Ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, tổ
chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm còn buộc phải áp dụng các biện pháp sau:
- Đối với cơ sở giết mổ: buộc tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm
hoặc buộc cơ sở giết mổ tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi vi phạm với điểu
kiện phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y đến khi có kết quả kiểm tra âm
tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ. Cơ sở
giết mổ phải chịu mọi chi phí tiêu hủy, nuôi nhốt và chi phí kiểm tra.
- Đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm: buộc thu
hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm gia súc, gia cầm. Cơ sở kinh doanh chịu mọi
chi phí liên quan đến thu hồi, tiêu hủy và chi phí kiểm tra.
“Điều 155 Bộ Luật Hình sự số 15/1999/QH10. Tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá
mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điếu 153,154,156,
157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội
này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì
bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ ba năm đến mười năm:
a. Có tổ chức;
b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d. Có tính chất chuyên nghiệp;
đ. Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất
lớn;
e. Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt
lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm
năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến
ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.”
3. Thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi
phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.