TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420859
  TÀI LIỆU KHCN

  Cách sử dụng phân lân hiệu quả
11/09/2016

Phân supe lân phù hợp cho tất cả các loại đất (chua, trung tính, kiềm, nhiễm mặn), nhưng hiệu quả nhất là trên đất không chua hoặc ít chua…

 

1. Các loại đất và môi trường hấp thu lân của cây trồng

Đất Việt Nam phân thành 11 nhóm chính, tỷ lệ diện tích các nhóm đất như sau: Đất cát 1,70%, đất phù sa 10,81%, đất mặn 4,05%, đất phèn 5,92%, đất xám 7,47%, đất thung lũng 1,20%, đất than bùn 0,80%, đất feralit trên đá macma bazơ và trung tính 8,53%, đất feralit khác 47,09%, đất mùn feralit trên núi 11,14%, đất xói mòn trơ sỏi đá 1,29%.

Giá trị pHKCl của một số nhóm đất chính: Đất cát 5,5 - 6,5; đất mặn 5,5 - 6,5; đất phèn 2,5 - 4,5; đất phù sa 4,5 - 6,0; đất glay 4,0 - 5,0; đất xám bạc màu 4,0 - 5,0; đất feralit 4,0 - 4,5.

Phần lớn cây trồng chỉ phát triển tốt trong một giới hạn pHKCl nhất định; pHKCl< 3 và > 8 sẽ rất hạn chế đối với nhiều loại cây trồng; pHKCl = 3 - 4 hạn chế vừa và pHKCl = 4 - 5,5 hạn chế ít.

Nhóm cây rất mẫn cảm với pH cao gồm cải bắp, bông, củ cải đường, mía... phát triển tốt trên đất có pH = 7 - 8.

Nhóm cây mẫn cảm với pH cao gồm có lúa mì, ngô, đậu tương, lạc, hướng dương, dưa chuột, hành... phát triển tốt nhất trên đất có pH = 6 - 7.

Nhóm cây ít mẫn cảm với pH cao là cà chua, cà rốt, lúa, cao lương, sắn, khoai tây, khoai lang, lanh, cà phê, tiêu, cam, quýt, nhãn, dưa hấu... có thể phát triển trong phạm vi pH = 4,5 - 7,5 và thích hợp nhất pH = 5,5 - 6,0.

Nhóm cây mẫn cảm với pH thấp là cây chè, dứa, và nhiều cây phân xanh... phát triển tốt nhất trên đất chua pH = 4,5 - 5,5 và bị ảnh hưởng xấu trên đất trung tính và kiềm.

Rõ ràng đất nào cây nấy, theo sau đó là bón vôi, bón phân để phù hợp với cây, với đất và với thời tiết.

Ngoại trừ nhóm đất feralit (trên đá vôi hoặc đá bazan), đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long có hàm lượng lân tổng số tương đối khá, còn hầu hết các nhóm đất còn lại của Việt Nam đều nghèo lân.

Khoảng pH của đất thuận lợi nhất cho lân được hòa tan và cây dễ hấp thu ở mức 5,2 - 6,5. Khi pHKCl đất dưới 4,5 thì trong đất tạo thành phốt phát sắt, phốt phát nhôm khó hòa tan nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phân lân nên cần thiết phải bón vôi.

Lượng vôi được bón để cải tạo đất tùy theo loại cây trồng và thành phần cơ giới đất nhẹ hay nặng: đất rất chua pHKCl < 3,5 bón 1,0 - 5,0 tấn CaO/ha, đất chua nhiều pHKCl = 3,5 - 4,5 bón 0,7 - 2,0 tấn, đất chua pHKCl = 4,5 - 5,5 bón 0,5 - 1,0 tấn.

Lượng vôi có trong thành phần của supe lân hoặc phân lân nung chảy chỉ có ý nghĩa cung cấp dinh dưỡng canxi cho cây chứ ít có ý nghĩa cải tạo đất chua.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy lân trong đất Việt Nam chủ yếu ở dạng phốt phát sắt 3; dạng này cây lúa nước có thể sử dụng được (do quá trình khử sắt, giải phóng lân), nhưng sẽ khó khăn đối với các cây trồng cạn.

Cây hút lân dễ dàng nhất là dạng hòa tan trong nước; cây hút lân dạng H2PO4- ở pHKCl thấp và HPO42- ở pHKCl cao.

Cây trồng hút lân rất yếu ở giai đoạn cây con nên cần bón lót bằng các loại phân lân dễ hòa tan như supe lân, DAP... để cung cấp cho cây kịp thời.

2. Tính ưu việt và hạn chế của mỗi loại phân lân

Supe lân cung cấp lân, canxi và lưu huỳnh cho cây trồng. Công thức hoá học: Ca(H2PO4)2.H2O + 2 CaSO4 + 2H2O + axít photphoric tự do 2%. Hàm lượng lân 15,0 - 16,5% P2O5 dễ tiêu, 11 -12% lưu huỳnh (S) và 22-23% CaO.

Phân supe lân phù hợp cho tất cả các loại đất (chua, trung tính, kiềm, nhiễm mặn), nhưng hiệu quả nhất là trên đất không chua hoặc ít chua (pH = 5,6 - 6,5) với tất cả các loại cây trồng; có thể dùng để bón lót, bón thúc; có thể bón vào đất hoặc hoà nước để tưới.

Do tính chất hòa tan trong nước và được cây hấp thụ nhanh nên Supe lân rất phù hợp với các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ, rau cải, cây thuốc, ngô, thuốc lá... và các loại cây cần nhiều lưu huỳnh như cải dầu, su hào, bắp cải, súp lơ, đậu đỗ...

Lân nung chảy ít tan trong nước, tan trong axít yếu (axít xitric 2%). Công thức lí thuyết: 4(Ca,Mg)O.P2O5+5(Ca, Mg)O.P2O5.SiO2. Phân lân nung chảy có 15 - 16% P2O5 dễ tiêu, 15 - 18% MgO, 28 - 34% CaO và 24 - 30% SiO2.

Phân lân nung chảy thích hợp với đất chua, bị rửa trôi, đất đồi núi, bạc màu, đất phù sa cũ; với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, cây họ đậu, cây phân xanh...

Không bón phân lân nung chảy trên những vùng đất hơi kiềm, kiềm mặn hoặc đất phù sa mới trung tính.

Phân lân nung chảy có thể được bón trên đất phèn hoặc bị nhiễm phèn, nhưng trên loại đất này bón phốt phát thiên nhiên có lợi hơn về giá cả và đất phèn cũng không thiếu ma giê.

Lân trong phân lân nung chảy chỉ có thể chuyển hoá thành dạng dễ tan trong điều kiện đất chua và đất giàu hữu cơ.

Trong nhiều trường hợp supe lân tỏ ra vượt trội các loại phân lân khác do yếu tố lưu huỳnh (S) có trong phân.

Ngay cả ở đất phèn, đất mặn phân này cũng thể hiện tính ưu việt so với các loại phân lân khác nhờ có thành phần thạch cao (CaSO4). Ưu điểm của phân lân nung chảy có thể bị che lấp do thiếu lưu huỳnh (S) ngay cả khi bón phân này trên đất suy thoái silic (Si) và magiê (Mg).

Trong quá trình sản xuất, ngành trồng trọt đã hình thành các vùng cây hàng hóa chính và khó có thể thay thế được như các cây lúa, ngô, lạc, chè, cà phê, tiêu, cây ăn quả, rau... vì tính thích nghi và ưu thế so sánh về hiệu quả kinh tế.

Do vậy những loại phân bón đặc thù thích hợp với đất, với cây khó có thể thay thế được.

Cùng với một số loại phân chua sinh lý khác như clorua kali, sunphat kali, sunphat amon... phân supe lân đã được dùng hàng chục năm qua và vẫn phát huy hiệu quả tốt.

Việc sử dụng lâu dài supe lân sẽ làm chua đất hoặc lân nung chảy sẽ tăng pH đất đều chưa có các thí nghiệm dài hạn để minh chứng trên đất vùng nhiệt đới ẩm ở Việt Nam.

Trên thế giới đã có những bài học kinh nghiệm khi sử dụng lâu dài các loại phân lân không chứa lưu huỳnh đã đưa lại sự thiếu lưu huỳnh trầm trọng đối với cây trồng, để sau đó lại bổ sung lưu huỳnh vào phân bón; đây là một việc làm hết sức vô lý và tốn kém.

3. Biện pháp sử dụng các loại phân lân đạt hiệu quả cao

Phân lân loại nào cũng quý và cần có cách sử dụng để đạt hiệu quả cao.

Vấn đề là bón đúng đất, đúng cây và thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, đúng liều lượng, đúng theo thời tiết.

Khi bón phân lân cho cây trồng cần xem xét tình trạng lân trong đất, loại cây trồng, loại phân; bón tập trung, ủ với phân hữu cơ để bón; bón cân đối với N và K2O.

Căn cứ vào mùa vụ để bón, đối với lúa vụ xuân liều lượng cao hơn vụ mùa; căn cứ vào cơ cấu cây trồng để bón, nếu vụ trước là cây họ đậu, khoai lang... đã bón nhiều lân, thì trong vụ lúa xuân giảm đi một ít lượng cần bón. 

Để phát huy ưu điểm của hai loại lân, ta nên trộn hai loại phân bón này với nhau theo một tỷ lệ thích hợp hoặc SX NPK có chứa cả hai loại lân này.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn cho nông dân sử dụng phân lân có hiệu quả cao nhất dựa trên các kết quả khoa học đã đạt được ở nước ta thuộc các chuyên ngành đất và dinh dưỡng cây trồng, khoa học cây trồng... 

 

Bao nong nghiep
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu