TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420998
  TÀI LIỆU KHCN

  Một số loại bệnh phổ biến và cách phòng trừ trên cây ớt
09/08/2016

1. Bệnh chết cây con:

Nguyên nhân: bệnh do nhiều loại nấm sinh sống và gây hại trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp.

Triệu chứng :

 

Bệnh xảy ra trong giai đoạn cây con, triệu chứng dễ nhận diện do phần thân cây tiếp giáp với mặt đất bị thối khô có màu nâu đen, cây bị bệnh không đứng thẳng mà ngã sang một bên, lá rũ, cây còi cọc và chết. Bệnh chết cây con thường thấy khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Bệnh thường xuất hiện khi gieo quá dầy, tưới nước quá nhiều nhất là khi gieo hạt mùa mưa mà không có giàn che.

Phòng trừ :

- Không lập vườn nơi quá ẩm ướt không thoát nước tốt hay vườn tối, không đủ ánh sáng, nên làm giàn có mái che.

- Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như xử lý vôi, đốt rơm rạ, phơi nắng trước khi trồng…

- Nên bón phân hữu cơ đã hoai mục, hạn chế bón nhiều phân hóa học nhất là đạm.

- Luân canh với các cây trồng khác họ cà (cà, ớt, khoai tây) để diệt nguồn bệnh.

- Phun thuốc hoá học:

Giai đoạn vườn ươm: Ớt có hiện tượng chết cây con cho sử dụng Ychatot 900SP pha gói 5g/bình 16 lít phun trực tiếp xuống gốc và toàn bộ cây.

Khi thấy cây chớm bệnh phải phun thuốc trừ bệnh ngay, có thể sử dụng các loại thuốc sau :Athuoctop 480SC + Ychatot 900SP. hoặc thuốc gốc đồng Coperion

2. Bệnh đốm lá (đốm mắt cua)

Nguyên nhân : do nấm Cercospora capsici.

Triệu chứng :

 

Đốm bệnh trên lá có dạng đặc trưng hình tròn, viền nâu đậm, bệnh xuất hiện rải rác, nếu nặng vết bệnh lan rộng, liên kết lại khiến lá cháy thành từng mảng lớn, khô và rụng. Ngoài lá vết bệnh còn thấy xuất hiện trên thân, cuống hoa. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, nhiệt độ càng cao, lây nhiễm càng nhanh, đất ẩm, trời nhiều sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển. Trên ruộng, bệnh có thể phát hiện được sau khi nhiễm 2 – 3 ngày. Bệnh thường gặp trên các cây ớt gìa, cây giai đoạn bén rễ hồi xanh. Cây ớt mạnh khỏe ít bị bệnh.

Phòng trừ :

- Thu dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật sau thu hoạch, cày lật đất sớm (do nầm có thể tồn tại trong đất và tàn dư thực vật trong cây bệnh).

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục nhất là phân lân và Kali để cây khoẻ.

- Ngắt bỏ lá bệnh (vì bào tử sẽ hình thành trên nấm bệnh sau 5 – 7 ngày).

- Luân canh với cây khác họ cà (như nói trên).

- Dùng hạt giống sạch bệnh.

- Nếu có thể nên tưới vào buổi sáng để lá khô nhanh, cần chú ý hạn chế thời gian ẩm của lá.

- Phun thuốc hoá học : Có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Athuoctop 480 SC, Hexazole, Coperion Bệnh nặng phun 5 – 7 ngày / lần.

3. Bệnh thán thư

Nguyên nhân:

Do nấm Colletotrichum gloeosporioides.

Triệu chứng :

 

Bệnh thán thư khá phổ biến trên ớt, lúc ớt còn trên ruộng hay sau khi thu hoạch. Bệnh có thể xảy ra trên lá nhưng thường thấy trên trái ớt non và ớt chín. Trên trái vết bệnh mới đầu chỉ là một chấm nhỏ, sau lan rộng rất nhanh, vết bệnh lm xuống và có thể thấy các vòng tròn đồng tâm. Bệnh thán thư thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, ẩm độ cao, sáng nắng, chiều mưa. Mầm bệnh nầm trong hạt, tàn dư cây trồng, dụng cụ thu hoạch và tồn trữ.

Phòng trừ :

- Sau thu hoạch, thu dọn tàn dư cây trồng, tiêu hủy.

- Luân canh.

- Tránh gây tổn thương trái khi thu hoạch, loại bỏ trái bệnh.

- Dùng giống sạch bệnh, không dùng hạt ở trái bệnh để làm giống. Xử lý hạt giống bằng nước nóng 2 sôi, 3 lạnh.

- Phun thuốc hoá học: có thể dùng các thuốc đặc trị sau : Athuoctop 480SC hoặc Hexazole kết hợp Ychatot 900Sp pha liều lượng như sau: 20 – 25 ml Athuoc top 480SC + gói 3 – 5 gYchatot 900 SP/bình 16 lít. Phun ướt đều hai mặt lá.

4. Bệnh héo xanh - héo tươi

Đây là bệnh hại đặc trưng của các cây họ cà như ớt, cà chua, khoai tây. Ở Lâm Đồng bệnh gây hại nặng có thể khiến cây trong vườn chết đến 80%.

Nguyên nhân : do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum.

Triệu chứng :

 

Đặc điểm nhận diện là cây héo, đôi khi chỉ 1, 2 nhánh nhất là khi trời nắng, nhưng lá vẫn còn xanh, sau đó khi trời chiều mát hay ban đêm cây lại phục hồi, tuy nhiên triệu chứng héo – tươi chỉ kéo dài vài ngày rồi cây chết hẳn, ở cây gi triệu chứng thể hiện chậm hơn, Nếu nhổ cây lên ta thấy phần thân và rễ cây bị thối đen, mềm nhũn, dùng dao cắt ngang phần thân, rễ bị thối thì chúng ta thấy nơi vết bệnh mềm, ngửi có mùi hôi, lõi có màu đen, nếu cho vào một cốc nước trong ta sẽ thấy nếu là cây bị bệnh héo xanh, sẽ thấy dịch sữa trong chứa nhiều vi khuẩn chảy ra chầm chậm từ vết cắt, nếu lấy dịch nầy pha nước tưới vào vườn cây thì sau 3 – 5 ngày triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện. Thông thường dễ lầm lẩn bệnh héo do nầm và do vi khuẩn, để phân biệt ta chú ý : (1) Bệnh do vi khuẩn vết bệnh thường mềm nhũn, có mùi hôi, mạch dẫn có màu đen, cây chết nhanh, còn bệnh do nấm đất như Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium…bệnh phát triển tương đối chậm, lá chuyển dần sang vàng rồi rụng, diễn biến chậm, nếu cắt ngang thân không thấy dịch chảy ra, không có mùi hôi…. Bệnh héo xanh phát triển nhanh trên nến đất ẩm ướt, thoát thủy kém, vi khuẩn tồn tại trong đất rất lâu, ngoài cà, vi khuẩn còn có thể sống trên nhiều ký chủ phụ, lan truyển qua giống, dụng cụ tỉa cành, vết thương cơ giới do dụng cụ làm vườn, các lỗ hổng tự nhiên (khí khổng ở rễ), tuyến trùng chích hút, khi bộ phận của cây dưới đất bị thối rữa, vi khuẩn phát tán trong đất, nước và lây lan sang cây bên cạnh, triệu chứng quan sát được khoảng 3 – 7 ngày.

Phòng trị:

- Luân canh, không nên trồng 2 vụ ớt trên cùng chân đất.

- Xử lý hạt giống 54 độ C trong vòng 25 – 30 phút. Dùng hạt giống sạch bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng, ruộng trồng phải sạch cỏ, thu gom tiêu huỷ tàn dư thực vật.

- Bón phân hữu cơ hoai mục.

- Khi chăm sóc tránh gây vết thương cho cây, dụng cụ chăm sóc, tỉa cành, thu hái, chăm sóc cần sát trùng liên tục bằng formol.

- Ruộng trồng cần bằng phẳng, tránh ruộng úng nước, thoát thủy kém, không trồng ớt trên ruộng các vụ trước đã trồng cây cùng họ cà.

- Nếu trên ruộng có cây bệnh phải lập tức nhổ bỏ và tiêu hủy ngay.

- Lưu ý nguồn nước tưới hay chảy khi mưa từ các ruộng có trồng cây họ cà ở bên trên nguồn vì có thể mang mang bệnh lây lan xuống phía cuối nguồn nuớc bên dưới.

- Cuối cùng bệnh do vi khuẩn tương đối khó trị, cần thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm và phòng trị kịp thời bằng thuốc đặc trị như Ychatot 900 SP pha gói 5g bình 16 lít xịt gốc và toàn bộ cây hoặc sử dụng Coperion 77WP pha 25g/16 lít. cho tưới gốc hoặc phun trên cây.

5. Bệnh khảm do virus

 

Triệu chứng: có nhiều triệu chứng do virus gây ra trên ớt, có thể là lá ớt biến dạng, xoăn lại, mép cong lên trên, hay lá có màu sắc thay đổi hoặc từng lá có từng mảng xanh đậm hay vàng, hoặc vàng xen lẫn xanh, loang lổ, trường hợp bị nặng chồi không phát triển, cành vặn vẹo, hoa rụng, trái nhỏ, méo mó, cứng… Bệnh do virus gây ra mà tác nhân truyền bệnh là các loài rầy, rệp, tuyến trùng chích hút.

Phòng trị bệnh do virus gây ra nên không có thuốc phòng trị, chúng ta chỉ phòng trừ gián tiếp bằng cách tiêu diệt các môi giới truyền bệnh như các loài rầy, rệp sử dụng Oman 2.0EC hoặc Classico 480EC

6. Bệnh sinh lý

Ngoài ra trên ớt chúng ta thường thấy phía đáy trái ớt, nhất là ớt ngọt, có hiện tượng bị thối đen (thối đáy trái) nguyên nhân là cây thiếu Ca, để hạn chế bệnh nay ta nên tăng cường bón vôi cho đất (bón ít nhất 1 tháng trước khi trồng cây con ra ruộng), khi phát hiện có hiện tượng thiếu Ca có thể tăng cường bón phân bón hữu cơ sinh học Vino79 cho cây. Pha 30 – 50 ml/bình 16 lít. Phun 7 – 10 ngày/lần. Giúp cây xanh, khỏe, sung mãn.

Hình ảnh thuốc sử dụng phổ biến cho cây ớt:

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu