Khi phòng có mùi hôi, bạn thường nghĩ ngay tới việc sử dụng hương thơm như tinh dầu, nước xịt phòng để lấn át hoặc đổ các chế phẩm làm sạch vào bồn cầu. Tuy nhiên, khi bạn ngừng sử dụng, nhà vệ sinh có thể sẽ lại bị hôi như cũ.
Bởi vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu nơi bắt nguồn mùi hôi thì mới giải quyết triệt để được. Trong nhà tắm có khu bồn cầu và cống là hai nơi dễ gây mùi nhất. Bạn cần kiểm tra các yếu tố sau:
- Cặn bã bám nhiều ở đường ống: Trong bồn cầu, bệ tiểu đứng, bồn rửa tay có phần ống siphon giữ nước để tránh mùi hôi bốc ngược trở lại. Do thiết kế uốn cong nên phần này dễ tích trữ lại các chất bẩn gây mùi, tắc. Để xử lý cặn này, bạn sử dụng các chế phẩm làm sạch dạng nước hoặc viên đổ vào bồn cầu, bồn rửa tay, ngâm theo thời gian hướng dẫn và giật nước.
- Bể phốt bị đầy: Hầu hết các nhà hiện nay đều sử dụng bể tự hoại nhưng vẫn còn lượng bùn cặn tích tụ lại. Với các hộ gia đình, thời gian cần tiến hành hút bể phốt vào khoảng 2-3 năm. Nếu bạn đã quá lâu chưa làm việc này, WC cũng dễ có mùi hôi. Hiện nay có rất nhiều công ty hỗ trợ dịch vụ với giá khoảng 400.000 - 500.000 đồng cho công hút và chở đi một mét khối bùn.
- Đường thoát khí của bể phốt bị tắc: Nếu lắp đặt không chuẩn xác, ống này có thể bị tắc khiến khí hôi bốc ngược trở lại. Việc khắc phục này cần có thợ chuyên nghiệp xử lý.
Ống siphon là chi tiết nhỏ nhưng quan trọng trong thiết kế khu vệ sinh. Ảnh: RMC.
- Lượng nước ở ống siphon quá thấp: Khi ở trạng thái bình thường, nước ở phần ống siphon và bồn ngang nhau, tầm khoảng 10 cm. Nếu lắp đặt sai, nước ở ống thấp hơn khiến khí hôi trào ngược, tỏa ra cả phòng. Trong trường hợp này, bạn cần thuê thợ lắp đặt lại bồn cầu cho chuẩn xác.
- Cống ở sàn có mùi: Khi lắp đặt đường ống thoát, bạn không sử dụng ống siphon nên mùi hôi bốc lên. Ngoài ra, có thể do thợ lắp nhầm đường ống sang bể phốt thay vì bể thoát nước riêng.
Sau khi khắc phục các lỗi sai do thiết kế, hút bể phốt, bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà vệ sinh đúng cách. Không chỉ làm sạch bề mặt nội thất, bạn còn cần sử dụng các chế phẩm làm sạch đường ống, bồn cầu định kỳ.
Ngoài ra, các gia đình không được cho các loại dầu mỡ, chất thải khó tiêu hủy, giấy thông thường, rác bẩn, chất tẩy rửa không dành cho WC... vào bồn cầu.
- Đà Nẵng dùng xe cổ quảng bá du lịch, Điện Biên tổ chức hội hoa ban (01/03/2018)
- Năm 2020 toàn tỉnh có 37 xã nông thôn mới. (28/02/2018)
- Một số chính sách có hiệu lực từ tháng 3-2018. (28/02/2018)
- Ngày thơ sẽ được tổ chức tại đường sách (Bãi Trước, TP. Vũng Tàu). (28/02/2018)
- TP HCM chi hơn 2.300 tỷ đồng tăng thu nhập cho cán bộ (28/02/2018)
- Kỹ sư Hàn quyết cưới cô gái Việt bất chấp sự phản đối của mẹ (28/02/2018)
- 'Kiều nữ' miền Tây điều hành đường dây đánh bạc 2.000 tỷ đồng (28/02/2018)
- Bò mẹ sinh ba con bê hiếm gặp (28/02/2018)
- Thêm bột nghệ vào 3 món đồ uống mỗi ngày để cả đời không lo bệnh, sống khỏe tới già (27/02/2018)
- Tại sao bạn nên ăn chuối mỗi ngày thay vì các loại quả khác? (25/02/2018)