Người mượn xe máy của vợ, chồng hoặc bạn bè để sử dụng không bị phạt, chỉ người sở hữu mà không sang tên mới bị phạt.
Thông tin người mua bán, được cho tặng xe máy nên đi làm thủ tục sang tên đổi chủ trước 31/12 khiến nhiều người dân hoang mang vì nghĩ, cứ đi xe máy không chính chủ ra đường sẽ bị phạt, nhưng đây là cách hiểu sai.
Thực tế, những quy định ban hành để kiểm soát "người sở hữu" xe máy, chứ không phải " tất cả những người đi xe máy trên đường". Tức, những người là chủ sở hữu xe máy do mua lại của người khác, hoặc được cho tặng thì phải làm thủ tục sang tên đổi chủ, nếu không sẽ bị phạt từ 1/1/2017, theo nghị định 46/2016, mức phạt 100.000-200.000 đồng với cá nhân và 200.000-400.000 đồng với tổ chức.
Các chuyên gia về luật và CSGT khi được hỏi đều trả lời không có chuyện cứ ai đi xe máy của người khác là bị phạt. Ví dụ, anh A mua lại xe máy từ anh B để sử dụng nhưng không sang tên đổi chủ, người đứng tên trong giấy tờ xe vẫn là anh B thì khi cơ quan chức năng phát hiện, anh A sẽ bị phạt.
Vợ anh A là chị C cũng sở hữu một xe máy, đứng tên chị C. Khi có việc cần, anh A lấy xe của chị C sử dụng là chuyện bình thường, không có luật nào cấm và anh A sẽ không bị phạt. Tương tự trường hợp anh mượn xe của bạn, đồng nghiệp hay xe đi thuê... cũng không đồng nghĩa với bị phạt.
Nếu anh A đi xe máy của vợ và vi phạm luật giao thông, bị CSGT thổi phạt, lỗi phải giữ xe 30 ngày. Lúc này, CSGT sẽ xem giấy tờ và xác minh chị C có phải là chủ xe hay không. Nếu CSGT thấy chị C đúng là chủ xe và là vợ của anh A, thì anh A không bị phạt lỗi "xe không chính chủ" mà chỉ chịu phạt lỗi giao thông. Bên cạnh đó, chi phí giữ xe 30 ngày do chủ xe tức chị C trả. Hiểu đơn giản là "lỗi ai người đấy chịu". Người điều khiển xe chịu lỗi giao thông, nhưng chủ xe chịu lỗi liên quan đến hành chính.
Cũng chính bởi lý do này, bản thân người bán xe cho người khác nên chủ động đề nghị người mua xe làm thủ tục sang tên đổi chủ. Nếu không, sau này xảy ra trường hợp xấu như tai nạn, trộm cướp, cơ quan có thẩm quyền sẽ liên hệ với chủ cũ để điều tra, gây ra nhiều phiền toái.
Trước đó, Cục CSGT (Bộ Công an) chỉ đạo CSGT các địa phương vận động người dân trước 31/12 nên làm thủ tục sang tên môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ hoặc chứng từ không đầy đủ. Với trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ, các đơn vị không được để tồn, phải giải quyết trước ngày 1/1/2017.
Theo nghị định 46/2016 về xử phạt giao thông, phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng với cá nhân và 200.00-400.000 đồng với tổ chức là chủ môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự nếu không làm thủ tục đăng ký sang tên theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe môtô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự.
- Đà Nẵng dùng xe cổ quảng bá du lịch, Điện Biên tổ chức hội hoa ban (01/03/2018)
- Năm 2020 toàn tỉnh có 37 xã nông thôn mới. (28/02/2018)
- Một số chính sách có hiệu lực từ tháng 3-2018. (28/02/2018)
- Ngày thơ sẽ được tổ chức tại đường sách (Bãi Trước, TP. Vũng Tàu). (28/02/2018)
- TP HCM chi hơn 2.300 tỷ đồng tăng thu nhập cho cán bộ (28/02/2018)
- Kỹ sư Hàn quyết cưới cô gái Việt bất chấp sự phản đối của mẹ (28/02/2018)
- 'Kiều nữ' miền Tây điều hành đường dây đánh bạc 2.000 tỷ đồng (28/02/2018)
- Bò mẹ sinh ba con bê hiếm gặp (28/02/2018)
- Thêm bột nghệ vào 3 món đồ uống mỗi ngày để cả đời không lo bệnh, sống khỏe tới già (27/02/2018)
- Tại sao bạn nên ăn chuối mỗi ngày thay vì các loại quả khác? (25/02/2018)