Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động, nỗi ám ảnh với cộng đồng.
14/06/2018

Mặc dù không trực tiếp hút thuốc nhưng nhiều người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vẫn hằng ngày, hằng giờ chịu ảnh hưởng bởi tác hại của thuốc lá. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động, trong đó 64% là nữ.

Phần thi tiểu phẩm của đội thi lớp 11T3, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (TP. Vũng Tàu) tại Hội thi Tìm hiểu kiến thức và pháp luật về PCTHTL trong trường học. Ảnh: MẠNH THẮNG

Hiểu rõ tác hại của khói thuốc lá với phụ nữ mang thai nên chị Nguyễn Thị Hà ở phường Thắng Nhì, TP.Vũng Tàu (đang mang thai tháng thứ 4) luôn cố gắng tránh những nơi có khói thuốc lá. Thế nhưng, khi đến quán ăn, quán cà phê, hay bất kỳ nơi công cộng nào, chị cũng khó tránh khỏi khói thuốc. Chị kể: “Một lần đang đứng đón xe thì bị khói thuốc phả vào mặt, tôi quay sang thấy một người đàn ông trung niên đang nhả khói thuốc ngay bên cạnh mình. Tôi vừa nhắc khéo anh ta vừa phải chủ động đứng lùi ra xa để tránh khói thuốc. Còn mỗi lần tham gia liên hoan với cơ quan ở các nhà hàng, quán ăn là nỗi ám ảnh đối với tôi, bởi tôi không thể tránh khỏi khói thuốc của những người khách xung quanh. Có người còn tỏ ra khó chịu khi tôi nhắc nhở”.

Không chỉ riêng chị Hà, nhiều phụ nữ cho biết mình thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi khói thuốc lá của người xung quanh, nhất là ở những nơi công cộng. Trong đó, nhà hàng, quán bar, quán cà phê là những nơi ô nhiễm khói thuốc cao nhất. Nghiên cứu do Hội Y tế công cộng Việt Nam thực hiện năm 2015 cho thấy, tỷ lệ người không hút thuốc lá phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động tại nhà hàng, quán bar, cà phê chiếm từ 80 - 90%, gấp 2-3 lần so với các địa điểm khác như: giao thông công cộng, cơ quan nhà nước, trường học…

Theo WHO, khói thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến những người không hút thuốc thường xuyên nhưng hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc. Kết quả nghiên cứu của WHO cho thấy, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa lượng chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và nơi làm việc bị tăng 25 - 30% nguy cơ bệnh tim mạch; tăng 20 - 30% nguy cơ tai biến mạch máu não; tăng 25 - 30% nguy cơ bệnh ung thư phổi. Thời gian tiếp xúc càng dài, mức độ tiếp xúc càng nhiều thì nguy cơ bệnh tật càng cao. Trẻ em khi tiếp xúc với khói thuốc thụ động hay bị bệnh vặt; phổi phát triển kém, nhiều nguy cơ bị viêm phế quản - phổi. Khói thuốc lá còn làm tăng nguy cơ lên cơn hen ở trẻ và làm cho bệnh nặng hơn; tăng nguy cơ nhiễm trùng/viêm tai giữa, đối với trẻ có ba mẹ hút thuốc lá tăng nguy cơ lên 48%. Ngoài ra, thuốc lá còn làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân; tăng nguy cơ đột tử trẻ em... 

Điều 11, Luật PCTHTL quy định về những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn gồm: cơ sở y tế, giáo dục (trừ các cơ sở quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11, Luật PCTHTL); cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. 

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, bao gồm: nơi làm việc; trường cao đẳng, đại học, học viện; địa điểm công cộng (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 11 và khoản 1, Điều 12 của Luật PCTHTL). Ngoài ra, trên các phương tiện giao thông công cộng cũng cấm hút thuốc lá hoàn toàn. Tại mục 2, Điều 13, Luật PCTHTL còn quy định: “Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang.


Số lượt đọc: 2207 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác