Tiếp nối thành công của máy bay năng lượng mặt trời đời đầu, Solar Impulse 2 đã thực hiện sứ mệnh mang tính cách mạng với chuyến bay vòng quanh thế giới kéo dài từ tháng 3-7/2015, bay qua biển Ảrập tới Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, vượt Thái Bình Dương, qua Hoa Kỳ, Đại Tây Dương, Nam Âu. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với loại máy bay này là năng lượng và độ cồng kềnh do sử dụng các tấm pin mặt trời lớn. Còn đối với các máy bay truyền thống thì lại tiêu tốn nhiều năng lượng và thậm chí nhiều năng lượng bị lãng phí.
Để khắc phục một số điểm yếu trên, một thiết kế máy bay hybrid của Đại học Cranfield, Anh được trang bị những viên pin nhiên liệu hydro với khả năng hấp thụ năng lượng khi hạ cánh để tái sử dụng lại, thậm chí là được dùng để hỗ trợ lăn bánh dưới mặt đất ở lần cất cánh tiếp theo mà không cần dùng nguồn năng lượng truyền thống, sẽ được thử nghiệm vào cuối năm nay bởi hãng hàng không EasyJet.
Giám đốc kỹ thuật của dự án tại EasyJet, Ian Davies cho biết, biết nguyên mẫu thiết kế máy bay nói trên được phát triển bởi hãng EasyJet. Sơ đồ mô tả ý tưởng công nghệ năng lượng hybrid trên máy bay như sau: năng lượng dưới bánh lúc hạ cánh sẽ được hấp thu, đưa vào lưu trữ tại pin nhiên liệu hydro, sau đó cung cấp cho quá trình lăn bánh dưới mặt đất. Đồng thời vỏ máy bay cũng được phủ một lớp quang điện để thu thập năng lượng mặt trời và cũng lưu trữ vào trong các viên pin hydro.
Bằng cách giảm thiểu nhiên liệu tiêu thụ, hấp thụ lại năng lượng và kết hợp với động cơ hybrid, easyJet cho rằng nguyên mẫu máy bay mới của họ có thể cắt giảm được lượng lớn khí thải, từ đó giảm được chi phí vận hành cho hãng hàng không và thậm chí là tăng mức lợi nhuận lên. Nguyên mẫu máy bay hybrid này được cho là vừa thể hiện tầm nhìn trong tương lai, vừa là một thách thức đối với các đối tác cũng như các nhà cung cấp để tiếp tục đẩy giới hạn của việc cắt giảm khí thải tiến thêm một bước nữa.