Quản lý bệnh chổi rồng bằng thuốc sinh học
18/01/2016

Bệnh chổi rồng trên nhãn là một dịch bệnh rất nguy hiểm ở ĐBSCL, đặc biệt trên giống nhãn tiêu da bò...

Bệnh lây lan rất nhanh, làm giảm năng suất đáng kể, khiến bà con phải đốn bỏ thay cây trồng khác. Tính đến tháng 6/2015 tổng diện tích trồng nhãn của các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và TP Cần Thơ có khoảng 27.460ha, trong đó diện tích nhiễm bệnh chổi rồng chiếm 16.352ha (59,5%). Vĩnh Long và Trà Vinh có tỷ lệ nhiễm bệnh nặng nhất, trên 85% diện tích. Ngoài giống nhãn tiêu da bò, bệnh còn gây hại trên những giống nhãn khác như tiêu lá bầu, edor… và đã gây hại trên chôm chôm, là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất tác nhân gây bệnh, nhưng đều xác định nhện lông nhung (Eriophyes sp.) là môi giới truyền bệnh chổi rồng hại nhãn. Nhện lông nhung có kích thước rất nhỏ, không thấy nhện bằng mắt thường, mà chỉ thấy được với kính lúp. Vòng đời của nhện rất ngắn từ 8-15 ngày, nhện thường tập trung gần gân lá, xuất hiện mặt dưới lá, nếu mật số cao nhện xuất hiện cả mặt trên lá.

 

Chổi rồng trên nhãn

 

 Mật số nhện xuất hiện cao nhất vào lúc cây nhãn ra đọt non và ra hoa, bệnh chổi rồng gây hại nặng vào các tháng mùa khô (tháng 2, 3, 4 và tháng 11, 12). Nhện gây hại và truyền bệnh rất sớm trên các lá, đọt non và hoa. Triệu chứng bệnh chổi rồng bắt đầu thể hiện khi đọt dài khoảng 2 - 3cm, các lá bị co lại, có màu nâu đỏ và xoắn lại thành từng chùm nhìn như bó chổi. Đối với trên chùm hoa, làm chùm hoa co cụm lại, không đậu trái hoặc đậu trái rất ít và trái có chất lượng thấp. Bệnh chổi rồng lây lan chủ yếu qua 2 con đường, qua nhân giống vô tính (ghép, chiết cành từ cây bị bệnh) và qua môi giới truyền bệnh là nhện lông nhung hại nhãn. Trước tình hình diện tích nhãn giảm gần 17% trong vòng một năm và diện tích nhiễm bệnh chổi rồng chiếm gần 60% tổng diện tích nhãn vùng ĐBSCL, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn tại các tỉnh Nam bộ. Thực tế cho thấy các chủ vườn phòng trừ nhện chủ yếu bằng các loại thuốc hóa học, phun nhiều lần và với liều phun rất cao nhưng hiệu quả quản lý nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng không cao. Việc lạm dụng thuốc hóa học không chỉ phá hủy hệ thiên địch trong vườn, làm nhện tăng tính kháng, bệnh chổi rồng dễ bộc phát thành dịch mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cho người phun thuốc, người tiêu dùng và đặc biệt rất khó đáp ứng cho việc định hướng XK nhãn do dư lượng thuốc hóa học có trong sản phẩm... Sản phẩm sinh học Chubeca 1.8SL của Cty TNHH Thương mại Tân Thành có tác dụng làm giảm mật số nhện lông nhung, hiệu lực trừ nhện từ 80 - 87% ở thời điểm 14 ngày sau phun. Th.S Lăng Cảnh Phú, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Quả khảo sát hiệu quả một số hoạt chất có tính kích kháng lên hiện tượng chổi rồng trong điều kiện ngoài đồng cũng cho thấy Chubeca 1.8SL làm giảm mật số nhện và có tỷ lệ chồi nhiễm chổi rồng thấp hơn các nghiệm thức còn lại. Cụ thể ở cơi đọt 3, tỷ lệ chồi chỉ bị nhiễm là 16,67%. Với những kết quả khả quan đạt được, năm 2015 Cty Tân Thành tiếp tục phối hợp với các Chi cục BVTV, Viện và các Trạm BVTV ở ĐBSCL thực hiện 12 điểm khảo nghiệm hiệu lực sản phẩm sinh học Chubeca 1.8SL với 3 nghiệm thức (Chubeca 1.8SL: 60ml/25 - 30 lít nước; Thuốc hóa học trừ nhện, phun theo liều khuyến cáo; không phun thuốc trừ nhện). Chubeca 1.8SL được xử lý ngay sau khi cắt tỉa vệ sinh vườn, khi cơi đọt hay cơi hoa nhú ra từ 0,5-3cm và khi hoa nở. Đến nay có 7 điểm khảo nghiệm nhãn đã ra hoa. Kết quả nghiệm thức Chubeca 1.8SL làm giảm trên 80% tỷ lệ chồi nhiễm bệnh chổi rồng. Trên lúa, Chubeca 1,8SL có tác động phòng trừ các tác nhân vi khuẩn và nấm gây bệnh hại bằng cơ chế kích kháng, sản sinh ra trong cây hai enzym catalase và peroxidase sau 36 giờ phun, giúp cô lập vết bệnh, ngừng sự lây lan nhanh chóng. Trên cây nhãn, cơ chế tác động của Chubeca 1,8SL làm giảm mật số nhện lông nhung và tỉ lệ nhiễm chổi rồng đang được nghiên cứu tích cực, dự kiến đến tháng 6/2016 sẽ biết được kết quả chính thức. Riêng về hiệu quả thực tế, Chubeca 1,8SL giúp giảm tỷ lệ nhiễm chổi rồng đang ngày càng được nhiều bà con công nhận. Đồng thời, hơn 50 hộ được hỗ trợ Chubeca 1.8SL để phun trình diễn. Ông Cao Văn Kính trồng 5 công nhãn, ở ấp 1, xã Tân Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết: “Khi phun thuốc sinh học Chubeca 1.8SL tôi thấy cơi đọt phát triển nhanh hơn, bảng lá lớn hơn, lá mỡn hơn, chồi bị nhiễm chổi rồng rất ít, chỉ khoảng 10%”. Bên cạnh những tác dụng tích cực về mặt cảm quan, thuốc sinh học Chubeca 1.8SL còn cho thấy những hiệu quả của nó đối với năng suất. Anh Nguyễn Văn Bằng ở ấp Kinh Đào, xã Lục Sĩ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) cho biết: “Vườn nhãn của tôi được 15 năm tuổi, phun thuốc sinh học Chubeca 1.8SL trừ nhện cho 80 gốc và 80 gốc khác phun thuốc hóa học trừ nhện, cả 160 gốc đều chăm sóc như nhau, 6 lần phun thuốc như nhau. Khi thu hoạch, năng suất 80 gốc phun Chubeca 1.8SL được 4,8 tấn, còn phun thuốc hóa học được 2,2 tấn. Phun Chubeca 1.8SL thấy rất an tâm, không bị ngứa và không hôi như thuốc hóa học”. Chubeca 1.8SL không chỉ an toàn cho người sử dụng mà còn an toàn cho thủy sản và vật nuôi.


Số lượt đọc: 1230 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác