Qua
kết quả quan trắc của địa phương thì độ mặn khu vực nuôi tôm công nghiệp đang ở
mức từ 37 - 39%o khiến bà con không dám đầu tư nuôi.
Nếu thả tôm trong giai đoạn hiện nay thì khả năng thành công chỉ khoảng 30%. Nếu chẳng may ao nuôi nhiễm bệnh thì cả năm 2016 chả có con tôm nào để bán cả. Thạc sĩ Nguyễn Hải Đăng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn nuôi trồng thủy sản Lasan Long An - Trà Vinh cho biết, vùng nuôi tôm ven biển ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng của thời tiết ngày nắng nóng đêm lạnh, xen vào đó là những đợt lạnh bất thường. Hiện tại, bà con đã thả được khoảng 25% diện tích nuôi, trong số đó tôm nuôi khoảng 20 ngày tuổi đã xảy ra dịch bệnh chiếm khoảng 75% diện tích đã thả. Vụ tôm mới đang gặp thời tiết bất lợi về thời tiết, dịch bệnh, nhưng do giá tôm đang ở mức cao đã kích thích sự nôn nóng của người nuôi. Có thể nói, trong tất cả các khâu phục vụ cho nghề nuôi tôm thì con giống là yếu tố quan trọng nhất. Các chủ trại không lường được tình hình thời tiết nên đã nhập về một lượng lớn bố mẹ để sản xuất. Đến thời điểm này, lượng tôm post ngày càng nhiều và khó tìm đầu ra. Các công ty liên tục khuyến mãi, giảm giá đủ các chiêu để mong sao nông dân mua giống. Đối với công ty thức ăn thì tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống phân phối rộng khắp và đề ra các chương trình khuyến mãi cả năm cho đại lý, vô hình chung mong muốn người nuôi thả thật nhiều để bán hàng. Bên cạnh đó, các Cty thuốc trăm hoa đua nở với những sản phẩm quảng cáo trị bá bệnh góp phần làm cho nông dân lạc quan quá mức. Nhưng tự hỏi trước khi đưa ra thị trường, rất ít công ty có thực nghiệm để đánh giá chất lượng sản phẩm thuốc thú y thủy sản. Chỉ tính riêng thuốc diệt khuẩn, có bao nhiêu sản phẩm trên thị trường có chức năng diệt được 80% vi khuẩn trong ao? Chưa kể người nông dân sau khi đánh diệt khuẩn chưa lấy mẫu đi kiểm tra lại hàm lượng vi khuẩn. Bên cạnh đó, Th.S Nguyễn Hải Đăng khuyến cáo bà con nuôi tôm nên cẩn thận và suy xét cho kĩ trước khi thả giống. Nếu bà con chỉ có một ao nuôi thì nên chờ đến hết tháng 3 âm lịch mới cấp nước vào xử lý để thả. Nếu có nhiều ao nên chia thời gian thả từ từng ao, không nên thả đồng loạt và phải có ao lắng để cấp nước trong quá trình nuôi. Nên thả nuôi ở mật độ thưa, đối với tôm sú từ 20 - 25 con/m2, đối với tôm thẻ thả dưới 60 con/m2, đối với ao nuôi tôm thẻ trên bạt ở miền Trung nên nuôi dưới 200 con/m2.
- Nuôi cá trắm, chép giòn thu nhập cao (15/10/2018)
- Nuôi ghẹ lột, mô hình mới mang lại thu nhập cao ở Thừa Thiên – Huế (15/10/2018)
- Nuôi cá lóc trong vèo tuy cực nhọc, song mỗi năm lãi 600 triệu đồng (29/03/2018)
- Nuôi tôm có chứng nhận, xu hướng mới nâng cao giá trị (24/11/2017)
- Hiệu quả bước đầu của mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng (01/11/2017)
- Để nuôi tôm thâm canh bền vững (15/05/2017)
- Đa dạng mô hình nuôi ghép thủy sản (15/05/2017)
- Nuôi tôm càng xanh toàn đực tăng sản lượng (20/10/2016)
- Cá rô phi nuôi bằng công nghệ biofloc tăng trưởng nhanh (19/08/2016)
- Phòng bệnh cho cá nuôi lồng bè (29/03/2016)