Chế
độ luân canh phù hợp cho dưa lê, là sau vụ dưa đến vụ lúa nước hoặc rau đậu.
Không nên trồng dưa lê liên tục nhiều vụ liền trên cùng chân ruộng.
Dưa lê là rau quả ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, thích hợp trên các chân đất thịt nhẹ, pha cát, thoát nước tốt, độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5, tơi xốp, hàm lượng mùn > 2%, nhiệt độ thích hợp cho dưa lê phát triển từ 24 - 35 độ C. Chế độ luân canh phù hợp cho dưa lê, là sau vụ dưa đến vụ lúa nước hoặc rau đậu. Không nên trồng dưa lê liên tục nhiều vụ liền trên cùng chân ruộng. Khảo sát thâm canh dưa lê ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình… cho thấy hạn chế lớn nhất trong canh tác cây dưa lê là độ ngọt, độ thơm thấp, năng suất chưa ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân do sử dụng phân bón chưa hợp lý. Nông dân ở các vùng trồng dưa lê hiểu biết về thổ nhưỡng, phân bón, nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa lê hạn chế, thường sử dụng phân đơn mà phân đạm được cho là phân chính. Nhiều nơi bà con cũng đã sử dụng một số loại phân hỗn hợp NPK nhưng hầu hết là các loại NPK thông thường thuộc nhóm phân ít thành phần dinh dưỡng (có 3 hoặc 4 yếu tố dinh dưỡng). Cách sử dụng lại nghiêng về đạm, thiếu hầu như hoàn toàn các chất dinh dưỡng trung, vi lượng là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây dưa lê. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, để có được 15 tấn quả chất lượng/ha, cây dưa lê lấy đi từ phân bón qua đất khoảng 112 kgN, 45 kg P205, 97 kg K20, 300 kg CaO, 45 kg MgO, 100 kgSiO2, 4kgS, 180 g Zn, 50 gB, 4gFe. Vậy các yếu tố dinh dưỡng có vai trò gì đối với quá trình sinh trưởng phát triển, tạo năng suất, độ ngọt, mùi thơm của dưa lê? Đạm (N): Đạm giúp cho sự đâm chồi ngọn, nhánh, ra lá, tăng trưởng chiều dài thân lá, đạm giúp cho cây phát triển để tổng hợp dinh dưỡng hình thành quả, tích lũy dinh dưỡng vào quả, thừa đạm, thân mềm yếu, bộ lá mỏng, xanh đen, xanh xỉn, quang hợp kém, sức chống chịu sâu bệnh kém, quả bé, độ ngọt giảm, ít. Lân (P): Lân thúc đẩy phát triển nhanh và nhiều bộ rễ dưa lê giai đoạn cây con, ngả ngọn và sau đậu quả. Lân còn tham gia vào quá trình phân hóa mầm hoa, nhị đực, nhị cái tạo thuận lợi cho quá trình thụ phấn đậu quả. Đủ lân dưa lê sinh trưởng khỏe, thiếu lân bộ rễ còi cọc, cây hấp thụ dinh dưỡng từ đất kém, cây chậm phát triển, thụ phấn đậu quả kém. Kali (K): Kali thúc đẩy quá trình đồng hóa đạm trong cây, kali xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng từ lá về quả, tham gia quá trình chuyển hóa tích lũy đường trong quả, giúp cho quá trình làm săn chắc tế bào, dưa cứng cây, tăng sức đề kháng sâu bệnh gây hại. Đủ kali màu sắc quả đẹp, độ đường ngọt trong quả cao. Thiếu kali, cây mềm yếu, sức đề kháng kém, độ ngọt quả giảm. Canxi (vôi): Canxi tham gia quá trình khử độc cho phân hữu cơ, xác thực vật trong quá trình phân hủy tạo ra chất độc khử chua do bón các loại phân chua, điều chỉnh độ pH thích hợp trên 5,5 cho cây dưa lê phát triển. Nếu thiếu canxi lá dưa chậm phát triển hay xoăn các mép lá, bộ rễ non ít phát triển, ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cây. Magie (MgO): Dưa lê đặc biệt cần nhiều năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Magie giúp nâng cao hiệu suất quang hợp, điều chỉnh màu lá, tăng độ dày của lá, tăng chất diệp lục. Cung cấp đủ magie, dưa lê quang hợp lá tăng, khắc phục sự thiếu ánh sáng trong những ngày thời tiết âm u, đặc biệt là dưa vụ xuân hè. Magie giúp tổng hợp chất đường tích lũy vào quả khi chín làm cho độ ngọt tăng, thiếu magie cây quang hợp kém, màu lá thường xanh xỉn, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Silic (SiO2): Có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành phấn, lông gai trên thân cây, bẹ, phiến lá dưa lê. Silic làm dày lớp cutin dưới mặt lá giúp cho cây giảm bốc hơi nước chống hạn tốt hơn, chống các loại sâu gặm nhấm, các loại bệnh gây hại trên lá, bảo vệ vỏ quả hạn chế sâu đục quả. Các chất vi lượng gồm kẽm (Zn), Bo (B) và sắt (Fe): Tham gia chính để hình thành các men trong tế bào cây, giúp cho việc tạo thành các loại vitamin, hương thơm trong quả. Cung cấp đủ các chất vi lượng, nên quả dưa lê có hương vị thơm đặc trưng, kéo dài thời gian bảo quản, nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế sản xuất chưa cung cấp đủ tất cả 13 loại chất dinh dưỡng cho cây dưa lê. Dưa lê không chỉ cần NPK mà các chất dinh dưỡng trung lượng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất dinh dưỡng vi lượng là kem, bo, sắt cũng rất cần thiết.
- Giá thanh long Bình Thuận vẫn giữ mức cao (05/04/2018)
- Khôi phục vườn cây có múi sau thu hoạch (20/11/2017)
- Trồng dưa lưới có tỷ suất lợi nhuận cao (20/11/2017)
- Nếp cái hoa vàng được mùa (17/11/2017)
- Giống lúa ST24, ST28 đạt giải cao tại hội thi 'Gạo ngon lúa thơm' (17/11/2017)
- Phục hồi sức khỏe vườn điều (17/11/2017)
- Đồng hành sản xuất cây vụ đông (17/11/2017)
- Bí quyết trồng hoa lily thu lãi 1 tỷ đồng/ha? (01/11/2017)
- Nhóm giống hoa lily trồng phổ biến (31/10/2017)
- Tác động kĩ thuật để cây bí sinh trưởng, phát triển thuận lợi (31/10/2017)