Đất chua không ưa cây dứa
28/11/2016

Dứa là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được trồng từ Bắc đến Nam, tập trung với diện tích lớn tại Tuyên Quang, Lào Cai, Ninh Bình, Thanh Hóa và một số tỉnh miền tây Nam Bộ.

Cây dứa thích hợp trên các vùng đất bazan, đất xám, đất gò đồi, đất cát phù sa ven sông... có thành phần cơ giới nhẹ gồm cát và cát pha. Các loại đất trồng dứa hiện nay hầu hết chua nặng, độ pH < 4 nên rửa trôi mạnh làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng trung, vi lượng như canxi, magie, kẽm, sắt, Bo… Cây dứa cho sinh khối lớn nhưng đồng thời nhu cầu dinh dưỡng cũng rất nhiều. Để có năng suất 80 tấn quả dứa tưới/ha, cây lấy đi từ đất khoảng 646kg N; 367kg P2O5; 570kg K2O; 2.026kg SiO2; 192kg CaO; 225kg MgO; 2,2kg Fe; 1,8kg Zn và 1,2kg Bo… Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, đặc biệt thời kỳ đậu và nuôi trái lớn, dứa cần các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) là (1-0,5-0,7). Riêng yếu tố dinh dưỡng silic cần gấp 3 lần đạm. Ngoài ra, dứa còn cần các yếu tố dinh dưỡng như vôi, magie và các chất dinh dưỡng vi lượng như sắt, Bo, kẽm, đồng. Đất trồng dứa hiện nay đều thiếu hụt và mất cân đối trầm trọng các chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng. Việc bổ sung các yếu tố dinh dưỡng này có vị trí đặc biệt quan trọng để nâng cao năng suất chất lượng cho cây dứa. Khảo sát nhiều vùng trồng dứa ở Yên Định, Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) Mường Khương (tỉnh Lào Cai), Tân Phước (tỉnh Tiền Giang)… cho thấy bà con hầu hết chưa hiểu biết đầy đủ về thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây dứa, đặc điểm tính chất của từng loại phân bón vô cơ nên việc thâm canh, bón phân cho cây dứa còn nhiều hạn chế. Điển hình là việc sử dụng nhiều phân đơn, lạm dụng phân đạm làm cho cây dứa sinh trưởng yếu khả năng chống chịu các đối tượng sâu bệnh hại thấp, năng suất chất lượng chưa cao. Ngoài ra, việc sử dụng triền miên các loại phân chua như super lân, đạm SA cũng làm tăng thêm đáng kể độ chua cho đất, không phù hợp với nhu cầu pH của dứa. Nhiều địa phương dùng phân tổng hợp nhưng chủ yếu vẫn là NPK thông thường chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng chính là N, P, K mà thiếu hẳn các thành phần dinh dưỡng trung lượng, vôi, magie, silic, các chất vi lượng là kẽm, Bo, sắt, đồng. khiến cây dứa sinh trưởng phát triển kém, lá mỏng, mềm xanh đen, chậm ra hoa kết trái, quả lớn không đồng đều dễ nhiễm các đối tượng sâu bệnh năng suất chất lượng quả thấp.   Bón phân Văn Điển cho cây dứa Các nghiên cứu khoa học về phân bón cho cây dứa đã khẳng định, bón cân đối đầy đủ tất cả các yếu tố dinh dưỡng mà cây dứa cần sẽ đạt năng suất chất lượng cao một cách bền vững.

Từ những kết luận của các công trình nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với các nhà khoa học hàng đầu trong ngành nông nghiệp sản xuất các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố dinh dưỡng cung cấp cho cây dứa gồm lân Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Phân lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng chứa chất lân hữu hiệu P2O5 = 16%, vôi (CaO) = 30%, Magie (MgO) = 15%, Silic (SiO2) = 24%, Kẽm = 0,2%, Sắt = 0,4%, Bo = 0,2%, Cu = 0,1%. Tổng các chất dinh dưỡng trên 85%. Phân lân Văn Điển có tính kiềm pH = 8 - 8,5, hàm lượng vôi magie cao chiếm 45% giúp khử chua, nâng cao độ pH cho đất lên mức 4,5 - 6, thích hợp cho cây dứa đồng thời nâng cao hiệu suất quang hợp của bộ lá để tạo năng suất cao. Dứa là cây có bộ rễ ăn nông ngắn và hẹp, ưa đất tơi xốp để trao đổi không khí nên khi bón phân lân Văn Điển không bị rửa trôi mà cây cần đến đâu bộ rễ tiết dịch chua hòa tan lấy lân đến đấy. Vì vậy, lân Văn Điển rất bền khi cung cấp lân và các chất dinh dưỡng suốt từ đầu đến cuối vụ. Cùng với phân lân Văn Điển, Công ty còn sản xuất dòng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho dứa: Phân bón lót ĐYT NPK 6.12.5 có thành phần dinh dưỡng N = 6%, P2O5 = 12%, K2O = 5%, CaO = 16%,Mgie = 8%, SiO2 = 15%, S = 2% và các chất vi lượng, Zn, B, Fe, tổng dinh dưỡng đạt 66%. Phân bón thúc ĐYT NPK 15.5.20 có thành phần dinh dưỡng N = 15%, P2O5 = 5%, K2O = 20%, CaO = 8%, Magie = 5%, SiO2 = 7%, S = 2% và các chất vi lượng, Zn, B, Fe, tổng dinh dưỡng đạt 62%. Cách sử dụng: Đối với dứa trồng mới rải đều 10 - 15 tấn phân hữu cơ/ha + thêm 800 - 1.000kg NPK 6.12.5 rải theo hốc, trên rạch luống rồi phủ lớp đất mỏng trước khi đặt chồi rồi lấp đất chặt, sau đó tưới ẩm để chồi nhanh bén rễ hồi xanh. Đối với dứa sử dụng năm sau sau thu hoạch quả tiến hành bón lân Văn Điển, phân hữu cơ cùng NPK 6.12.5. Lượng bón tương tự như dứa trồng mới, cách bón cày rạch hai bên hàng dứa rải phân rồi lấp đất. Bón thúc: Sau trồng 2 - 3 tháng bón thúc đợt 1: Xới hai bên hàng dứa rải phân NPK 15.5.20 lượng từ 800 - 1.000kg/ha. Bón thúc giai đoạn này giúp cho chồi ra rễ để cây phát triển nhanh, sớm bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh. Sau 4 - 5 tháng trồng, tiến hành bón thúc đợt 2, lượng bón từ 1.000 - 1.200kg/ha NPK 15.5.20. Cách bón, rải phân vào giữa hai hàng dứa lợi dụng đất còn ẩm sau mưa để bón phân hoặc bón trước khi trời mưa, tuyệt đối không bón phân lên lá. Sau trồng khoảng 8 tháng (trước khi sử lý ra hoa 2 tháng) lúc này cây dứa đã khép kín lá, tùy theo mức độ phát triển để xác định lượng bón từ 400 - 600kg/ha NPK 15.5.20 hoặc dùng kali cộng urê quy đổi để bón. Phân bón Văn Điển ưu việt hơn hẳn các loại phân bón khác ở chỗ cân đối, đầy đủ tất cả các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng đến trung lượng và vi lượng giúp dứa sinh trưởng khỏe, họng nở, thân mập, lá dày xanh đậm bóng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Tỷ lệ đậu quả cao, quả lớn đồng đều, chín tập trung, màu quả đẹp, ruột thơm, ngọt đậm, dễ tiêu thụ trên thị trường nên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng dứa.


Số lượt đọc: 1479 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác